Tài liệu Mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ý nghĩa thực tiễn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật: ý nghĩa thực


    tiễn




    Xây dựng pháp luật - hiểu một cách đơn giản, là việc đặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật.










    Xây dựng pháp luật - hiểu một cách đơn giản, là việc đặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Là một hoạt động nhà nước, xây dựng pháp luật được bắt đầu từ khâu hoạch định chính sách pháp luật, nhằm xác định mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc xử lý các quan hệ cần điều chỉnh pháp luật. Về mặt lịch sử, việc đặt ra các quy phạm pháp luật đựơc các nhà nước tiến hành theo các phương thức khác nhau, song tựu chung có hai phương thức chủ yếu sau:


    - Phương thức ban hành mới, trên cơ sở khái quát hoá các quan hệ xã hội hiện thực và tuân theo chính sách pháp luật đã được hoạch định. Đây là phương thức sáng tạo pháp luật.


    - Phương thức thừa nhận. Về bản chất, đây cũng là phương thức sáng tạo pháp luật, song ở các cấp độ khác nhau, theo các cách thức khác nhau; có thể là việc thừa nhận trực tiếp một quy phạm xã hội từ các nguồn quy phạm mà xã hội sẵn có, như đạo đức, tập quán, điều lệ của các hiệp hội nghề nghiệp .; cũng có thể thừa nhận gián tiếp thông qua con đường thể chế một tư tưởng, học thuyết hoặc một nguyên tắc chính trị - pháp lý nào đó để hình thành chính sách pháp luật, làm cơ

    sở cho việc đặt ra các quy phạm pháp luật cụ thể. Thể chế hoá cũng có thể bằng cách giao cho tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức của xã hội dân sự một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của nhà nước. Trong phạm vi thực hiện các nhiệm vụ đó, các văn bản của các tổ chức trên ban hành có giá trị pháp lý. Cá biệt, có nhà nước đã thừa nhận một tôn giáo là quốc giáo. Trong trường hợp này, nhà nước trở thành nhà nước tôn giáo; giáo luật của tôn giáo cũng là luật pháp.


    Ở Việt Nam, phương thức thể chế hoá là phương thức cơ bản trong xây dựng pháp luật. Đối tượng của thể chế hoá là đường lối, chủ trương của Đảng. Qua thể chế hoá mà nhà nước hình thành hệ thống chính sách pháp luật trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước, chuyển hoá những vấn đề chung, có tính quy luật trong đường lối, chủ trương của Đảng thành những quy phạm pháp luật cụ thể, đem lại sự bảo đảm thực hiện bởi quyền lực và sức mạnh tổ chức của bộ máy nhà nước, bên cạnh tính khoa học và sức thuyết phục của đường lối, chủ trương đó. Khi chưa được thể chế hoá, trách nhiệm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng chỉ thuộc về các tổ chức Đảng, đáng viên. Khi được thể chế hoá, đường lối, chủ trương của Đảng trở thành pháp luật, và do đó, thành nghĩa vụ thực hiện của toàn xã hội, của mọi công dân.


    Cùng với phương thức thể chế hoá, Đảng chủ trương dân chủ hoá, bảo đảm cho người dân được tham gia vào ngay từ khâu đầu tiên của quy trình ra quyết định của Đảng, Nhà nước. Vì lẽ đó, pháp luật là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, là pháp luật mà bản chất của nó là sự thống nhất hữu cơ giữa tính chất giai cấp công nhân và tính nhân dân.


    Thực hiện pháp luật - xét trong quy trình quản lý nhà nước bằng pháp luật, là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống nhà nước, xã hội và sinh hoạt của công dân. Về bản chất, thực hiện pháp luật là quá trình hiện thực hoá pháp luật, làm bộc lộ và phát huy những giá trị tiềm năng của pháp luật trong thực tế. Cũng như xây dựng pháp

    luật, thực hiện pháp luật được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo mục đích điều chỉnh và lựa chọn của chủ thể thực hiện. Có bốn hình thức phổ biến sau:


    - Tuân thủ pháp luật, là việc chủ thể tự kiềm chế không thực hiện hành vi (có thể là hành động hoặc không hành động) bị pháp luật ngăn cấm.


    - Chấp hành pháp luật, là việc chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện các


    nghĩa vụ mà pháp luật quy định.




    - Sử dụng pháp luật, là việc chủ thể thực hiện các quyền được pháp luật quy định.


    - Áp dụng pháp luật, là việc thực hiện pháp luật chủ yếu do các cơ quan, công chức nhà nước tiến hành, liên quan đến việc thực hiện chức năng, thẩm quyền hay các nhiệm vụ công vụ của cơ quan, công chức đó.


    Các hình thức thực hiện pháp luật trên, đặc biệt là hình thức áp dụng pháp luật, đều phải theo một quy trình pháp lý chặt chẽ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...