Tiểu Luận Mối quan hệ giữa Việt Nam & ASEAN

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tổng quan về ASEAN

    1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN:

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8-8-1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Bangkok). Hiện nay tổ chức này có 10 hội viên bao gồm 5 nước hội viên nguyên thuỷ và 5 hội viên gia nhập sau này là Brunei Darussalam (8-1-1984), Việt Nam (28-7-1995), Lào và Myanma (23-7-1997), Campuchia (30-4-1999). Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997 đang đặt ra một số thách thức lớn đối với ASEAN.

    Kể từ khi thành lập năm 1967 ASEAN đã đặt mục tiêu “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” là ưu tiên hợp tác. Tuyên bố thành lập ASEAN (Tuyên bố Băng cốc) ngày 08/8/1967 nêu mục đích các quốc gia thành viên “sẽ thông qua các nỗ lực chung, tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa ”. Có thể nêu các giai đoạn phát triển hợp tác kinh tế ASEAN như sau:

    1. Thời kỳ đầu: Đây là khoảng thời gian từ khi thành lập năm 1967, hợp tác kinh tế ASEAN chưa được phát triển mạnh. ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN; lập Ủy ban ASEAN tại Giơ-ne-vơ năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế, tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

    2. Thời kỳ 1975-1992: Hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thực sự được khởi động từ khi ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên tháng 2/1976.
    Đây là quá trình ASEAN đặt nền móng cho sự hợp tác kinh tế, thông qua kế hoạch cũng như thể chế tổ chức các nền kinh tế ASEAN từng bước đi vào hợp tác.
    Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (Ba-li, In-đô-nê-xia, ngày 23-24/2/1976), các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I (còn gọi là Tuyên bố Ba-li I) qua đó lần đầu tiên đề cập cụ thể đến các mục tiêu chung của hợp tác kinh tế ASEAN, nêu rằng sẽ “phối hợp một cách có hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và công nghiệp; mở rộng thương mại, kể cả các vấn đề về thương mại hàng hóa quốc tế; cải thiện giao thông vận tại và bưu điện-viễn thông và nâng cao đời sống nhân dân”.
    Sự hợp tác kinh tế ASEAN được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Cấp cao này với việc:
    (i) Đề ra một số chương trình hành động hợp tác kinh tế lớn của ASEAN lúc bấy giờ nhằm thúc đẩy thương mại nội bộ và hợp tác công nghiệp ASEAN:
    a) Đối với thương mại là: Thỏa thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA-được ký năm 1977);
    b) Đối với công nghiệp gồm: Thỏa thuận khung về các dự án công nghiệp ASEAN (AIP) ký năm 1980; Thỏa thuận khung về chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) ký năm 1981, sau đó là kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC); và Thỏa thuận khung về liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) ký năm 1983;
    (ii) Lập 5 Ủy ban kinh tế làm bộ máy điều hành các hoạt động hợp tác là các Uỷ ban về hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp (COFAF); tài chính và ngân hàng (COFAB); công nghiệp, khoáng sản và năng lượng (COIME); vận tải và viễn thông (COTAC); thương mại và du lịch (COTT).

    - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai (Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xia, ngày 04-05/8/1977) và kỷ niệm 10 năm thành lập ASEAN, đã đánh giá tiến trình hợp tác ASEAN và khẳng định thực hiện các cam kết Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực kinh tế và xã hội, coi đó là yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định chính trị khu vực.
    Hội nghị thoả thuận:
    (i) Hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trường hợp khẩn cấp đối với các sản phẩm nguyên liệu cơ bản (gạo, xăng dầu); xem xét lập Quỹ dự trữ an ninh lương thực ASEAN (gạo) và ký thoả thuận “hoán đổi” tiền tệ hỗ trợ các nước ASEAN trường hợp thiếu hụt thanh khoản;
    (ii) Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hoạt động kinh doanh khu vực qua Thỏa thuận PTA từ năm 1978, hỗ trợ tài chính ưu đãi thực hiện các dự án công nghiệp ASEAN; cải thiện dịch vụ vận tải biển nội bộ ASEAN, đơn giản hoá quy định và thủ tục hải quan, hài hòa hoá hệ thống và cách thức thu thập số liệu thống kê ASEAN và ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần; khuyến khích chuyển giao tri thức, công nghệ và thu hút đầu tư tư nhân;
    (iii) Thúc đẩy đối thoại và đàm phán quốc tế giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển đối với Thỏa thuận sản phẩm hàng hoá quốc tế; lập Quỹ chung nhằm bình ổn giá vâ nguồn thu nhập của ASEAN từ xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô; đề nghị các quốc gia phát triển tạo thuận lợi tiếp cận thị trường, giảm dần các biện pháp bảo hộ đối với nguyên liệu thô cũng như các sản phẩm do ASEAN sản xuất;
    (iv) Hợp tác thăm dò năng lượng, nghiên cứu và triển khai ứng dụng nguồn năng lượng thay thế (đối với dầu mỏ) và các nguồn năng lượng không truyền thống khác;
    (v) Thảo luận hợp tác giao thông vận tải và viễn thông (phát triển hệ thống cáp biển ngầm, truyền thông vệ tinh, dịch vụ thư tín và thanh toán bưu điện ASEAN); hợp tác phát triển và đồng bộ hoá tiêu chuẩn, quy định giao thông đường bộ, đường sắt và phà biển; tham vấn về vận tải hàng không và vận tải biển khu vực;
    (vi) Thúc đẩy hợp tác ASEAN và với các đối tác trong lĩnh vực lương thực, nông và lâm nghiệp (vấn đề cung cầu lương thực và các nông sản chiến lược khác, lập trung tâm bảo vệ thực vật và cây trồng khu vực, quản lý nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn nguồn lợi lâm nghiệp, cung cầu thức ăn chăn nuôi, và đào tạo khuyến nông.

    - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 (Ma-ni-la, Phi-lip-pin, ngày 14-15/12/1987) thỏa thuận thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia; qua đó ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ Đầu tư (IGA) năm 1987 và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA). Đối với cơ cấu tổ chức, quyết định lập cơ chế Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, thể chế hoá các Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) và Quan chức cao cấp Kinh tế (SEOM) vào bộ máy hợp tác ASEAN.

    3. Thời kỳ 1992-2003: Các nền kinh tế ASEAN có sự phát triển nhanh và luôn đạt mức tăng trưởng GDP cao (trên 7%/năm) vào những năm cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 90 và nhờ đó ASEAN được coi là khu vực phát triển kinh tế năng động. Đây là giai đoạn hợp tác kinh tế ASEAN được mở rộng và phát triển tương đối toàn diện so với trước, là thời kỳ ASEAN quyết định tiến hành thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được coi như là bước tiến về chất trong lịch sử hợp tác kinh tế ASEAN. Đây là thời kỳ có những điều kiện và nhân tố thuận lợi thúc đẩy ASEAN đi đến hình thành khuôn khổ hợp tác trên toàn khu vực Đông Nam Á, qua việc Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác tham gia ASEAN hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những phát triển căn bản đối với hợp tác ASEAN (Việt Nam là thành viên đầy đủ của ASEAN ngày 28/7/1995, Lào và Mianma tháng 7/1997, Campuchia 30/4/1999). Khi tham gia ASEAN, Việt Nam và các quốc gia CLM khẳng định sẽ tuân thủ các cam kết và điều khoản của các văn kiện và thỏa thuận hợp tác ASEAN, bao gồm cả hợp tác kinh tế. Đây cũng là giai đoạn ASEAN tăng cường khởi xướng tạô dựng các mối liên kết với các đối tác kinh tế phát triển năng động khác trong và ngoài khu vực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...