Luận Văn Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa việc xây dựngnhà nước pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Công cuộc đổi mới với những thành tựu bước đầu quan trọng đã đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Những thành tựu đạt được đã làm cho thế và lực của đất nước có bước phát triển cao hơn, kinh tế, chính trị, xã hội cơ bản ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Đảng và Nhà nước ta tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong tổ chức, quản lý và điều hành kinh tế - xã hội. Đó là những thuận lợi cơ bản của sự phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Nhưng vẫn còn những nhân tố gây mất ổn định như: sự phát triển chưa vững chắc về kinh tế, tình trạng phân hóa giàu nghèo tăng lên, nạn tham nhũng và những tệ nạn xã hội chậm được khắc phục, những hiện tượng mất dân chủ, nhất là ở cơ sở gia tăng, những vấn đề sắc tộc và tôn giáo có xu hướng trở nên phức tạp và hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch vẫn đang tiếp diễn. Sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội nước ta đang làm thay đổi nhanh chóng cơ sở hạ tầng của xã hội và đòi hỏi những thay đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng, trước hết là nhà nước. Sự vận động và phát triển của xã hội đang đòi hỏi những thay đổi căn bản trong tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của nhà nước phù hợp với điều kiện mới. Nhà nước có định hướng được không và định hướng như thế nào nền kinh tế thị trường đi theo quỹ đạo của CNXH và giải quyết những vấn đề chính trị, xã hội trong điều kiện nền kinh tế đó là vấn đề thời sự hiện nay.
    Thực tế quá trình đổi mới cho thấy vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là hết sức khó khăn và có quan hệ mật thiết với việc xây dựng và củng cố nhà nước trong sạch vững mạnh, thật sự của dân, do dân, vì dân. Không thể giữ vững được định hướng XHCN trong quá trình phát triển của đất nước hiện nay nếu không đổi mới và hoàn thiện nhà nước. Đổi mới và hoàn thiện nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới trở thành một nhu cầu tất yếu và dễ nhận thấy. Nhưng khó khăn là ở chỗ đổi mới và hoàn thiện Nhà nước ta như thế nào để tạo ra môi trường chính trị trực tiếp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Trước vấn đề chính trị cấp bách và hệ trọng đó, sự thống nhất quan điểm về nhà nước pháp quyền (NNPQ), về NNPQ XHCN ở Việt Nam và mối quan hệ của nó với sự nghiệp đổi mới còn đang trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm.
    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII (1991) của Đảng nêu vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước như là một trong những phương hướng cơ bản của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Sau đó vấn đề xây dựng NNPQ XHCN đã được chính thức nêu trong Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương (HNTƯ) Tám khóa VII (1995). Những nghị quyết này xác định những quan điểm và phương hướng cơ bản như là những định hướng chính trị chủ yếu cho quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Hiến pháp 1992 và nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã đặt cơ sở pháp lý cho việc đổi mới và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng xây dựng NNPQ XHCN. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và các Nghị quyết HNTƯ Ba và Bốn (khóa VIII) của Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển các quan điểm về việc củng cố và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng xây dựng NNPQ XHCN. HNTƯ Ba (khóa VIII) nhận định, mấy năm qua “đã từng bước phát triển hệ thống các quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân” [10, 36]; nhiều nội dung quan trọng của việc xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta đã được triển khai và thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Tháng 2 năm 1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đây là nội dung quan trọng của việc củng cố và hoàn thiện chính quyền, thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng xây dựng NNPQ XHCN. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng NNPQ XHCN trở thành nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới hệ thống chính trị và trở thành nguyện vọng của nhân dân, quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề xây dựng NNPQ XHCN để đảm bảo định hướng XHCN ở Việt Nam vẫn là vấn đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học. Việc chọn đề tài về "Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" là nhằm góp phần vào quá trình nghiên cứu đó.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Đổi mới và hoàn thiện Nhà nước là nội dung chủ yếu của đổi mới chính trị nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh chóng và vững chắc theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Từ khi HNTƯ Tám (khóa VII) đặt vấn đề “Các cơ quan nghiên cứu khoa học về nhà nước và pháp luật triển khai công tác nghiên cứu tư tưởng và đường lối quan điểm của Đảng; tổng kết kinh nghiệm xây dựng nhà nước và pháp luật của nước ta, góp phần làm sáng tỏ lý luận về NNPQ XHCN Việt Nam để xây dựng một cách phù hợp” [6, 49], thì việc nghiên cứu vấn đề NNPQ ở nước ta bắt đầu thu hút đông đảo các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các bài phát biểu quan trọng của các đồng chí lãnh đạo là những định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu và tiến hành xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta. Có thể xem: Xây dựng NNPQ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta tại Hội nghị Bộ Tư pháp (8-1992), và các bài phát biểu tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ và HNTƯ Tám (khóa VII), HNTƯ Ba và Bốn (khóa VIII); kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa IX (9/1992) và kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa X (9/1997) v.v . của đồng chí Đỗ Mười. Các bài phát biểu này đề cập vấn đề xây dựng NNPQ như là một trong những nội dung của sự nghiệp đổi mới vì CNXH
     
Đang tải...