Báo Cáo Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng chủ ng

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

    Đề tài: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
    MỞ ĐẦU
    Như chúng ta đã biết kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới sụp đổ. Trật tự thế giới đã không còn ở thế cân bằng nữa, tình hình ngày càng căng thẳng và phức tạp. Nguyên nhân một phần là do sự phá hoại của các thế lực thù địch. Nhưng quyết định hơn cả là do đường lối xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chưa đúng đắn, chưa vận dụng phù hợp với quy luật khách quan.
    Ở Việt Nam, kể từ khi giành được độc lập hoàn toàn, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng đất nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng do chưa nhận thức đúng điều kiện khách quan, nên chúng ta đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra đường lối phát triển. Dẫn đến làm cho nền kinh tế không những không phát triển mà còn bị tụt hậu so với các nước khác. Trước tình hình như vậy, việc nhận thức đúng nguyên lý về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có vai trò rất quan trọng trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì chúng ta phải phát triển kinh tế, đổi mới kinh tế. Nhưng bên cạnh đó phải đổi mới cả chính trị, vì giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ ràng buộc nhau. Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ giúp chúng ta vận dụng nó vào thực tiễn một cách chính xác hơn. Đặc biệt là trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Vật chất là một phạm trù triết học rất rộng lớn và rất khó định nghĩa. Những nhà triết học duy vật trước đây đã có rất nhiều định nghĩa về vật chất trên những góc độ khác nhau. Nhưng xét đến cùng thì chưa có một định nghĩa nào thật sự chính xác về vật chất. Sau này khi Lê Nin đưa ra định nghĩa về vật chất, thì phạm trù vật chất mới được hiểu một cách chính xác nhất. Dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc những đặc tính của vật chất Lê Nin đã khẳng định: "Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
    Theo như định nghĩa của Lê Nin, "Vật chất là một phạm trù triết học" có nghĩa là vật chất đã được ông xem xét ở những phần chung nhất, khái quát nhất và căn bản nhất. "Vật chất là thực tại khách quan" tức là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với suy nghĩ của con người. Ngoài ra "Vật chất còn tồn tại không lệ thuộc cảm giác và đem lại cho con người trong cảm giác". Qua điều này Lê Nin đã khẳng định vật chất là cái có trước, ý nghĩa là cái có sau. Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật ông đã giải pháp được mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học. Và "Vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại". Điều này có nghĩa là con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất. Như vậy ông đã giải đáp được mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường khả tri.
     
Đang tải...