Luận Văn Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:


    CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT
    1.1 Vàng là dấu hiệu chỉ báo và bảo hiểm chống lại lạm phát.


    Nghiên cứu này cố gắng điều tra xem liệu vàng hay dầu là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và cố gắng tìm
    ra giữa vàng và dầu, đâu là nhân tố cung cấp hàng rào chống lại lạm phát tốt hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các
    mối quan hệ lâu dài giữa giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát đã được điều tra bằng cách sử dụng dữ liệu
    hàng tháng về giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát. Các dữ liệu bao gồm các giai đoạn từ ngày
    10/02/1994 đến ngày 12/02/2008. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số CPI hiển thị một mối
    tương quan cao với cả giá vàng và giá dầu. Kết quả cũng cho thấy vàng là một chỉ số dự báo lạm phát
    tốt hơn so với dầu. Nghiên cứu kết luận rằng khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của cả vàng và dầu
    phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài với tỷ lệ lạm phát, với lưu ý rằng
    vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết có nghĩa là không có mối quan
    hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu.
    Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm các loại tiền tệ
    làm "nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên các loại tiền tệ an toàn nhất lại có liên quan đến nguy cơ kinh
    tế và chính trị. Vào thời điểm đó đầu tư vàng hóa ra là một cách để tự bảo hiểm rủi ro. Vàng đóng
    vai trò tiền tệ trong nhiều thế kỷ và không bao giờ được sử dụng trong quá trình sản xuất do đó nó
    đã giữ sức mua của nó về lâu dài (Jastram, 1977). Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng
    đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003). Hơn
    nữa, không giống như các hàng hóa khác, vàng được sản xuất để tích lũy, tất cả số vàng đã từng được
    khai thác vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay (Ranson và Wainwright, 2005). Bởi vì vàng không phải là
    đầu vào ngành công nghiệp chính, giá cả tương đối của nó không thay đổi theo chu kỳ kinh doanh
    (Ranson và Wainwright, 2005).


    Hội đồng Vàng Thế giới (2005) tuyên bố vàng là một hàng rào hiệu quả chống lạm phát, có tương quan
    nghịch với đồng đô la Mỹ và do đó là tiền tệ trú ẩn chống lại lạm phát tốt. Nếu vàng là hàng rào
    hoàn hảo trong nội bộ một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền trong nước đó nên tăng ở mức
    tương tự như chỉ số giá trong nước. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo bên ngoài một quốc gia thì giá
    vàng tính theo đồng tiền nước đó nên tăng cùng một tỷ lệ tương tự như tỷ giá của nước đó. Vàng được
    coi là một hàng rào chống lại lạm phát nếu những thay đổi trong lợi nhuận trên đầu tư vàng có thể
    bù đắp được những thay đổi trong mức giá chung của một quốc gia cụ thể.
    Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990) đã chứng minh rằng vàng cung cấp lợi ích cho
    việc đa dạng hoá. Ariovich (1983), Aggarwal và cộng sự (1992), Dooley và cộng sự (1995) chỉ ra rằng
    vàng là một hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát, tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro tiền tệ.
    Laurent (1994) điều tra các mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn ở Mỹ và kết luận rằng
    giá vàng và chỉ số giá bán buôn có quan hệ tương ứng chặt chẽ từ năm 1888 đến năm 1992. Tuy nhiên
    giá vàng được tìm thấy biến động hơn so với chỉ số giá bán buôn trong ngắn hạn. Garner (1995) kiểm
    tra các tín hiệu bước ngoặt của giá vàng trong giai đoạn 1960-1995 tại Hoa Kỳ để xem giá vàng có
    phải là chỉ báo tốt về lạm phát. Mahdavi và Zhou (1997) so sánh giá vàng và giá hàng hóa, đâu là
    chỉ số lạm phát hàng đầu bằng cách áp dụng phương pháp đồng liên kết qua các thời kỳ
    1958:Q1-1994:Q4 và 1970:Q1-
    1994:Q4. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng có thể là chỉ báo lạm phát tốt phụ thuộc vào khoảng
    thời gian kiểm tra. Harmston (1998) xây dựng sức mua của các chỉ số vàng bằng cách chia các chỉ số
    vàng cho các chỉ số giá bán buôn và so sánh các chỉ số này với nhau giữa các nước Mỹ, Anh, Pháp,
    Đức và Nhật Bản trong những khoảng thời gian khác nhau. Nghiên cứu của ông khẳng định rằng vàng là
    nơi trú ẩn hiệu quả chống lại lạm phát lâu dài. Gosh và cộng sự (2002) cũng kết luận rằng có một
    mối quan hệ lâu dài giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn của Mỹ bằng cách sử dụng dữ liệu hàng
    tháng 1976-1999 với kỹ thuật
     
Đang tải...