Tài liệu Mối quan hệ giữa văn xuôi quốc ngữ và báo chí trong văn học, giai đoạn giao thời ở việt nam

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN XUÔI QUỐC NGỮ VÀ BÁO CHÍ TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN GIAO THỜI Ở VIỆT NAM
    Cao Thị Hảo*
    Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
    TÓM TẮT
    Dưới góc nhìn văn hoá, lịch sử, bài viết phân tích mối quan hệ giữa văn xuôi quốc ngữ và báo chí ở giai đoạn giao thời (1900 - 1930). Văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên trên báo chí, gắn liền với báo chí, tác động trực tiếp đến xu hướng viết văn của các tác giả và đặc biệt còn là môi trường xuất hiện thể loại tiểu thuyết “feuilleton”. Rõ ràng, ở giai đoạn giao thời văn học và báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Báo chí đã trở thành nơi bồi dưỡng, đào tạo và thử thách tay nghề đối với các nhà văn Việt Nam ở giai đoạn giao thời 30 năm đầu thế kỷ XX.
    Từ khoá: văn học Việt Nam, văn xuôi quốc ngữ, báo chí
    Khi viết về báo giới và văn học quốc ngữ, Thiếu Sơn đánh giá cao vai trò của Nam phong tạp chí, coi nó như là một trong những nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp tới sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ. Đặc biệt nhà nghiên cứu còn khẳng định vai trò không nhỏ của hai ông chủ bút: “Văn ông Quỳnh đã ảnh hưởng tới những lối văn nghị luận, xã thuyết, triết lý và khảo cứu. Mà văn ông Vĩnh đã ảnh hưởng tới những lối văn tự thuật, tiểu thuyết, trào phúng và ngụ ngôn” [1]. Nhà lí luận phê bình tiên phong của văn học hiện đại Việt Nam đã chỉ ra những ảnh hưởng quan trọng tác động tới sự phát triển văn xuôi quốc ngữ giai đoạn phôi thai - đó là báo chí và vai trò của những nhà dịch thuật nổi tiếng. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp của cách viết báo chí đến văn học như thế nào, vẫn chưa được tác giả đề cập đến. Đây cũng là xu hướng chung của các nhà nghiên cứu khi đánh giá mối quan hệ giữa văn học và báo chí.
    Không chỉ một số công trình chuyên khảo về báo chí của Huỳnh Văn Tòng, Ưng Sơn Ca, Bùi Đức Tịnh , mà phần lớn các công trình nghiên cứu về văn học cũng đều nhất trí cho rằng, báo chí “là nơi sưu tầm và giới thiệu văn học cổ Việt Nam, giới thiệu văn học Pháp và văn học Trung Quốc” [2], là chỗ “luyện tập câu văn và viết dần tác phẩm” [3]. Do đó, dường như chỉ khi văn xuôi xuất hiện nhiều trên báo chí thì các tác giả mới đánh giá cao vai trò của báo chí. Năm 1913 (năm ra đời
     Tel: 0983832009
    Đông dương tạp chí) được lấy làm mốc quan trọng đánh dấu việc báo chí gắn bó với văn học đã được nhiều tác giả khẳng định. Trần Đình Hượu cho rằng: “trước 1913, báo chí chủ yếu giúp người đọc làm quen với chữ quốc ngữ” [4]. Thanh Lãng cùng nhấn mạnh: “Từ năm 1913, nghề báo bắt đầu xoay chiều”[5]. Ngay cả Vũ Ngọc Phan, khi viết Nhà văn hiện đại cũng lấy báo chí làm tiêu chí để phân loại tác giả. Ông đã phân chia các nhà văn đi tiên phong thành “Nhóm Đông dương tạp chí” và “Nhóm Nam phong tạp chí” [6]. Rõ ràng, mối ràng buộc chặt chẽ giữa báo chí và văn xuôi quốc ngữ đã được khá nhiều nhà nghiên cứu viết về văn học giai đoạn giao thời khẳng định. Phần lớn các tác giả đều thống nhất: chỉ khi những tạp chí có tính chất chuyên ngành xuất hiện thì báo chí mới có vai trò quan trọng đối với văn học, còn giai đoạn trước đó báo chí thường được coi là để học chữ quốc ngữ.
    Trong Hội thảo kỷ niệm 140
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...