Tiểu Luận Mối quan hệ giữa văn hoá và tôn giáo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Mối quan hệ giữa văn hoá và tôn giáo​
    Information
    Sự tác động qua lại giữa văn hoá và tôn giáo là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Điều đó được qui định bởi tính phức tạp đa chiều cạnh của bản thân thực thể văn hoá và tôn giáo.
    Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa có phê phán quan niệm của chủ nghĩa vô thần cũ, đặc biệt là chủ nghĩa vô thần của Phoi Ơ Bắc, Từ đó đưa ra cách biến giải mới, khác về chất so với tất cả các quan niệm về tôn giáo trong lịch sử.
    C.Mác - Ănghen khẳng định “chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực và chính là xuất phát từ quá trình hành động, hiện thực và chính là xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy.
    Ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất”. (Mác-Ănghen, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, T1, tr. 37 - 38).
    Như vậy theo quan niệm của Ănghen cũng như nhiều quan niệm khác của Mác ta thấy việc nghiên cứu lịch sử xã hội, phải bắt đầu từ việc nghiên cứu sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, đồng thời phải nghiên cứu những vấn đề gia đình, cộng đồng giai cấp, quan hệ chính trị, pháp lý cũng như các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần để vừa nhận thức được quy luật vận động của lịch sử xã hội, vừa thấy được tính phức tạp, sự tương tác giữa chúng.
    Như vậy với việc nghiên cứu mối quan hệ tôn giáo- văn hoá thì khong thể tách rời chúng với quan hệ xã hội, tất nhiên chúng cũng có tính độc lập tương đối so với các lĩnh vực khác.
    Có một vấn đề đặt ra là tại sao trong triết học duy vật về lịch sử của Mác- Ănghen, vấn đề tôn giáo chỉ là hệ chung của hệ thống triết học ấy. Câu hỏ này càn phải được trả lời mục đích của triết học Mác-Ănghen là nhằm “cải tạo thế giới”. Việc cải tạo thế giới lại do chính con người, mà con người là sản phẩm của lịch sử để lại, bị chi phối bới truyền thống tín ngưỡng, văn hoá như vậy cần phải tìm sự thống nhất về lợi ích và nhu cầu để tạo sức mạnh cho công cuộc cải tạo thế giới- nói như vậy cũng có nghĩa là trong giai đoạn hiện nay khi xem xét mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hoá không thể tách rời với việc xem xét lợi ích của chúng và giữa chúng nhằm tìm kiếm sự tiến bộ chung của xã hội loài người nhằm ngăn cấm những xu hướng cực đoan, phản tiến bộ từ mối quan hệ này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...