Thạc Sĩ Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Bài nghiên cứu này nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh
    tế và chi tiêu chính phủ ở Việt Nam.
    Trong nghiên cứu này, chi tiêu chính phủ được tách thành chi thường xuyên và
    chi phát triển. Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian
    trong giai đoạn 1997-2012. Các công cụ kinh tế như kiểm định nghiệm đơn vị ADF, mô
    hình ARDL, kiểm định đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger được sử dụng để
    nghiên cứu mối quan hệ đó.
    Các kết quả thu được bằng cách áp dụng các công cụ kinh tế cho thấy có một mối
    quan hệ dài hạn giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Trong
    ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát không tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng chi tiêu chính
    phủ thì có. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả cho thấy có quan hệ nhân quả hai chiều
    giữa tỷ lệ lạm phát và chi phát triển và có mối quan hệ nhân quả một chiều giữa tăng
    trưởng kinh tế và lạm phát, giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, giữa chi tiêu
    chính phủ và tỷ lệ lạm phát.MỤC LỤC
    Chương 1. Giới thiệu .5
    1.1. Lý do chọn đề tài .5
    1.2. Câu hỏi nghiên cứu .5
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu .5
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 5
    1.5. Kết cấu đề tài .6
    Chương 2. Các nghiên cứu trước đây 6
    2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 6
    2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ .7
    2.3. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và lạm phát 8
    Chương 3. Phương pháp nghiên cứu .9
    3.1. Dữ liệu .9
    3.2. Mô hình .9
    3.3. Đo lường các biến .10
    3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 10
    Chương 4. Kết quả 11
    Chương 5. Kết luận .17
    Tài liệu tham khảo 19
    Phụ lục .21
    Phụ lục 1: Dữ liệu thu thập .21
    Phụ lục 2: Dữ liệu thô .22
    Phụ lục 3: Dữ liệu chạy mô hình .23Phụ lục 4: Kiểm định nghiệm đơn vị .24
    Phụ lục 5: Ước lượng mô hình 30
    Phụ lục 6: Ước lượng ECM .32
    Phụ lục 7: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư .34
    Phụ lục 8: Kiểm định Breusch-Godfery Langrage Multiplier .385
    Chương 1. Giới thiệu
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Lạm phát có vai trò rất quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế của mỗi
    quốc gia. Ở Việt Nam, trong những năm qua, lạm phát luôn là yếu tố căn bản tác động
    đến hiệu quả điều hành chính sách kinh tế.
    Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nghiên cứu sâu rộng
    trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chính thức nào về mối quan hệ
    giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Vì vậy, bài nghiên cứu này
    được thực hiện để bổ sung cho các nghiên cứu trước đó về lạm phát ở Việt Nam.
    1.2. Câu hỏi nghiên cứu
    Bài nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi sau:
     Thứ nhất: Tỷ lệ lạm phát và chi tiêu chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh
    tế hay không?
     Thứ hai: Giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ có một
    mối quan hệ nào hay không, nếu có thì quan hệ như thế nào?
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của bài nghiên cứu là bổ sung cho các nghiên cứu thực nghiệm về lạm
    phát ở Việt Nam. Cụ thể là :
     Đo lường mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và biến tăng trưởng kinh tế;
     Đo lường mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến tổng chi tiêu chính;
     Đo lường mối quan hệ giữa biến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và chi tiêu
    chính phủ, trong đó chi tiêu chính phủ được tách thành chi thường xuyên và chi phát
    triển;
     Nghiên cứu hướng của mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng
    kinh tế và chi tiêu chính phủ.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    Kết quả từ các mô hình trong bài nghiên cứu đều hữu ích cho việc đánh giá hiệu
    quả của các chính sách hiện tại cũng như việc phân tích các chính sách mới về kinh tế
    của đất nước.6
    1.5. Kết cấu đề tài
    Bài nghiên cứu gồm có 5 chương.
     Chương 1 giới thiệu về bài nghiên cứu;
     Chương 2 xem xét các nghiên cứu trước đây;
     Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu;
     Chương 4 là kết quả;
     Chương 5 đưa ra một số kết luận.
    Chương 2. Các nghiên cứu trước đây
    2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
    Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lạm phát có thể tác động tiêu cực đến
    tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Fisher là người đầu tiên
    nghiên cứu vấn đề này. Trong bài nghiên cứu “Vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong
    tăng trưởng kinh tế”, ông đã kết luận rằng khi lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan
    hệ này có thể không tồn tại, hoặc mang tính đồng biến, nhưng một khi lạm phát ở mức
    cao thì mối quan hệ này là nghịch biến.
    De Gregorio, 1992 nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế
    bài học từ châu Mỹ Latinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát dai dẳng có thể làm
    giảm tăng trưởng triển vọng của Đông Âu cũng như châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các
    thảo luận trong bài không rút ra được bài học nào về mối quan hệ giữa lạm phát và các
    vấn đề về thiếu hụt và thặng dư tiền tệ. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy việc thiết
    lập một hệ thống thuế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phụ thuộc mạnh mẽ lên thuế của
    lạm phát và do đó tránh những hậu quả tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Ông cũng
    đã nhấn mạnh rằng việc loại bỏ lạm phát là cần thiết nhưng không đủ điều kiện để thúc
    đẩy tăng trưởng.
    Barro, 1995 nghiên cứu về “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế”. Từ những phân
    tích thực nghiệm, ông phát hiện ra rằng các tác động ước tính của lạm phát đối với tăng
    trưởng là tương quan âm một cách đáng kể. Do đó, có một số lý do để tin rằng các mối
    quan hệ nhân quả phản ánh từ lạm phát dài hạn cao hơn để làm giảm tăng trưởng. Trong
    mọi trường hợp, ảnh hưởng ước tính nhỏ của lạm phát dường như ảnh hưởng đến tăng 7
    trưởng là sai lệch. Trong thời gian dài, những thay đổi này trong tốc độ tăng trưởng có
    ảnh hưởng đáng kể đến mức sống.
    Bruno & Easterly, 1998 đề cập các bài viết gần đó cho thấy tăng trưởng kinh tế
    và lạm phát có tương quan âm, một phát hiện thường được cho là phản ánh một mối
    quan hệ dài hạn. Nhưng sự tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ xuất
    hiện với dữ liệu tần số cao và với các quan sát lạm phát cực lớn, không có sự tương quan
    chéo giữa mức trung bình dài hạn của tăng trưởng và lạm phát. Bằng cách nghiên cứu
    các cuộc khủng hoảng lạm phát cao rời rạc để làm sáng tỏ những nghịch lý thực nghiệm,
    hai ông phát hiện ra rằng sự tăng trưởng kinh tế giảm mạnh trong thời gian các cuộc
    khủng hoảng lạm phát cao rời rạc, sau đó phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ sau khi
    lạm phát giảm.
    Ericsson, Irons & Tryon, 2001 bằng cách thực hiện hồi quy ở nhiều quốc gia đã
    đưa đến kết luận lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng sản lượng nhưng không
    mạnh mẽ và không có một mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng sản lượng và lạm phát.
    Guerrero, 2006 trong bài nghiên cứu của mình đã kết luận rằng hướng của quan
    hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng không thể được xác định bằng cách kiểm tra
    sự tương quan giữa chúng. Kết quả từ bài nghiên cứu cũng cho thấy các nước đã trải
    qua siêu lạm phát có xu hướng thể hiện tỷ lệ lạm phát thấp hơn đáng kể so với các nước
    mà chưa trải qua. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này không tương quan hợp lý với các
    yếu tố khác của tăng trưởng dài hạn. Hơn nữa, lạm phát có ảnh hưởng xấu đến sự phát
    triển đó là quan trọng về kinh tế và khá mạnh mẽ về mặt thống kê.
    2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ
    Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ có thể là tương quan
    dương hoặc âm hoặc không có mối quan hệ phụ thuộc vào sự tác động của chi tiêu chính
    phủ.
    Landu, 1983 và 1985 đã đo lường mối tương quan âm giữa chi tiêu chính phủ và
    tăng trưởng kinh tế và gợi ý rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ tương quan với sự suy
    giảm trong tăng trưởng kinh tế giữa các nước phát triển.
    Devarajan, Swaroop và Zou, 1996 đã đo lường mối tương quan âm giữa các
    thành phần vốn của chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Trong bài nghiên cứu của
    mình, các ông chia chi tiêu chính phủ thành chi hiệu quả và chi không hiệu quả và cho
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...