Thạc Sĩ Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế- Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam
    Định dạng file word


    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá từ trước đến nay luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Bởi vì, tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ cơ bản giúp Nhà nước quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt trong vấn đề đảm bảo cân bằng kinh tế đối ngoại. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, trạng thái cán cân thương mại và thanh toán quốc tế, dự trữ quốc gia, biến động cơ cấu sản xuất, và niềm tin vào đồng bản tệ, vào chính phủ, vào tương lai đều phụ thuộc sâu vào tỷ giá hối đoái.
    Trong bối cảnh nền kinh tế có tốc độ lạm phát ở mức cao, Việt nam đã thực hiện chính sách nâng giá nội tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Kết quả là tỷ giá thực song phương USD/VND (RER) và đa phương (REER) trong mấy năm gần đây đều giảm xuống đã phần nào kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại. Thêm vào đó, dấu hiệu của sự bất ổn nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng hạn hẹp, dự trữ ngoại hối đang giảm dần và thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Bối cảnh này đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào một hoàn cảnh mới, khan hiếm ngoại tệ, sức ép về tỷ giá chính thức trong thời gian qua càng lên đến đỉnh điểm khi chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng rộng hơn. Tỷ giá không chỉ là hệ quả của việc mất cân đối cung cầu ngoại tệ, mà còn là nguyên nhân dẫn đến mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Phải chăng mấu chốt của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của nước ta trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có tác nhân là tỷ giá và sức ép tỷ giá trong thời gian gần đây có nguyên nhân bắt nguồn từ thâm hụt cán cân vãng lai và sự giảm sút cán cân vốn và tài chính?
    Với mong muốn có thể làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho việc định hướng và giải pháp cải thiện mối quan hệ tích cực giữa tỷ giá và cán cân thanh toán Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, tác giả lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế- Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” . Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đánh giá tác động của tỷ giá USD/VND lên cán cân thanh toán và ngược lại, tác động của các cán cân bộ phận trong cán cân thanh toán lên sức ép tỷ giá. Qua đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế để đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ này trong thời gian tới.
    2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
    Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán là một phạm trù thuộc lĩnh vực nghiên cứu tài chính quốc tế.
    Tại Việt Nam, Giáo trình Tài chính quốc tế (2010) - NXB Thống kê, của GS.TS Nguyễn Văn Tiến đã nghiên cứu tỷ giá với vai trò là một nhân tố tác động đến sức cạnh tranh về giá của hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các thước đo tỷ giá thực và danh nghĩa. Đồng thời, công trình cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các lý thuyết tiếp cận tỷ giá, các chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá trong nền kinh tế mở để đạt được cân bằng bên trong và bên ngoài (cân bằng cán cân thanh toán quốc tế). Có thể nói, các thông tin mang tính học thuật từ giáo trình nói trên là tài liệu quý giá để tác giả làm cơ sở luận chứng tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thực tiễn mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam.
    Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Văn Tiến “Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại” cho thấy có mối liên hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại, một bộ phận quan trọng trong cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế. Nghiên cứu cho biết, với những quốc gia định giá nội tệ thấp (tỷ giá thực song phương hay đa phương lớn hơn 1) sẽ khích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm cho tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu được cải thiện. Nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam cũng được nhìn nhận theo khía cạnh này, vì vậy, tỷ giá VND trong giai đoạn 1999-2002 có ảnh hưởng nhất định đến cán cân thương mại của Việt Nam. Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Thư, “Tỷ giá hối đoái: Chính sách và tác động của nó tới hoạt động ngoại thương” đã sử dụng các phương pháp phân tích định tính và tổng hợp để xem xét tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, theo đó tác động đến cán cân thương mại giai đoạn 1991-2000. Kết quả nghiên cứu cho kết luận rằng, tác động trực tiếp của việc điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thương mại, vãng lai là rất khiêm tốn và chậm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá có những tác động tích cực mang tính gián tiếp đến hoạt động xuất/nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian này. Nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá (USD,EURO) đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT” của PGS,TS Nguyễn Thị Quy 2008 đã tiếp cận thực nghiệm, khảo sát, điều tra và lượng hóa tác động của biến động ngoại tệ đến hoạt động xuất khẩu, kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD và EUR có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, đề tài này cũng kết luận thêm rằng, tỷ giá chỉ là một trong nhiều nhân tố góp sức. Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nhất với một số quan điểm của các nhà kinh tế trong nước khi cho rằng, muốn cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam cần thiết phải quan tâm hơn nữa trong điều hành chính sách tỷ giá, ngoại hối (Nguyễn Thị Mùi 2009, Lê Xuân Nghĩa 2009, Nguyễn Minh Phong 2009). Nghiên cứu “Sử dụng mô hình ECM trong đánh giá tác động của tỷ giá thực đến xuất khẩu của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Chiến Thắng 2003. Bằng phương pháp sử dụng mô hình điều chỉnh sai số (ECM), tác giả đã nghiên cứu tác động của tỷ giá thực song phương USD/VND lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-2000 và cho kết quả rằng hệ số co giãn dài hạn đối với xuất khẩu Việt Nam là 1.13, trong khi đó, hệ số này từ nghiên cứu của Lord dùng cho xuất khẩu giày da Việt Nam là 1.97, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Công 2002 là 1.33. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Công về ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại nói trên đã dựa vào điều kiện Marshall Lerner để xem xét ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đến khối lượng xuất nhập khẩu trong dài hạn và ngắn hạn. Nghiên cứu này đưa ra kết quả rằng điều kiện Marshall Lerner không thỏa mãn khi tổng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 1 (1,33+(-1,28)=0.05<1). Nghiên cứu gần đây của tập thể tác giả Nguyễn Văn Tiến, Đinh Thị Thanh Long (Học viện Ngân hàng -2009) khi phân tích và tính toán độ co giãn của cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa với tỷ giá hối đoái trên cơ sở xem xét 3 mức tỷ giá lên co giãn xuất/ nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, với tỷ giá chính thức, các mức tỷ giá bán/mua của tỷ giá chính thức thì điều kiện Marshall Lerner không được thỏa mãn nhưng kiểm định mô hình theo tỷ giá bán của các NHTM khi cho thêm biến thu nhập thì điều kiện Marshall Lerner thỏa mãn.
    2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
    Có một số nghiên cứu tiêu biểu để tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán. Nghiên cứu của Joseph P.Danields, David D. VanHoose (2005), International Monetary and Financial Economics, đã chỉ rõ mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán theo các cách tiếp cận về lý thuyết co giãn, lý thuyết chi tiêu, lý thuyết tiền tệ và lý thuyết danh mục đầu tư. Nghiên cứu của David K. Eiteman 2001, Multinational Business Finance, đã xây dựng một cách tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó xem xét tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến tỷ giá. Nội dung của hai công trình nghiên cứu trên là vô cùng quý giá để tác giả dựa vào làm cơ sở luận chứng để tiếp tục nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ này tại Việt Nam. Nghiên cứu của Mohsen Bahmani-Oskooee and Gour Goswami 2003, A Disaggregated Approach to Test the J-Curve Phenomenon: Japan versus Her Major Trading Partners, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, công trình này đã cho ta thấy được vai trò của tỷ giá đồng Yên Nhật Bản đối với tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại của đất nước này trong thời gian 1973-1998. Phá giá đồng Yên Nhật Bản trong dài hạn cải thiện được cán cân thương mại đối với các nước Canada, Anh Quốc và Mỹ. Đối với Trung Quốc, Alicia Garcia – Herrero và Tuuli Koivu 2009,China’s exchange rate policy and Asean Trade, đã sử dụng số liệu sau khi Trung Quốc gia nhập WTO (2000) với kết quả lượng hóa như sau: mọi điều kiện khác không thay đổi, khi đồng CNY lên giá thực 5% sẽ làm giảm 7% kim ngạch xuất khẩu và giảm 4% kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc do cầu hàng hóa nhập khẩu của Trung quốc phụ thuộc vào xuất khẩu. Không những thế, nghiên cứu trên cũng chỉ rõ sự lên giá của đồng CNY sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực châu Á. Ngoài ra, các nghiên cứu của Mohsen Bahmani-Oskooee và Artatrana Ratha 2008; Zehra Aftab, Sajawal Khan 2008; Duasa Jarita 2010 đã cho thấy có mối liên hệ cơ bản giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế thông qua nghiên cứu tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của các nước như Mỹ, Pakistan, Malaysia
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế và phân tích thực trạng mối quan hệ này tại Việt Nam, luận án đề xuất định hướng và giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ tích cực giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó, một chính sách tỷ giá phù hợp sẽ cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt cán cân thương mại và cán cân thanh toán được cải thiện sẽ giúp bình ổn tỷ giá trên thị trường ngoại hối trong dài hạn.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
    - Làm rõ các vấn đề lý luận về cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá, chính sách tỷ giá và mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán, đặc biệt tác động hai chiều giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Quan trọng hơn, đề tài nghiên cứu lý luận về điều kiện phá giá nhằm cải thiện cán cân thương mại thông qua lý thuyết co giãn, hiệu ứng tuyến J và các lý thuyết tiếp cận hiện đại về cân bằng cán cân thanh toán quốc tế như lý thuyết tiền tệ, lý thuyết danh mục đầu tư;
    - Nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của một số nước điển hình;
    - Nghiên cứu thực trạng cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc phân tích các cán cân bộ phận. Đồng thời nghiên cứu diễn biến và chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian kể từ năm 1999 đến 1999;
    - Đề tài tập trung nghiên cứu chiều sâu tác động qua lại giữa tỷ giá thực song phương và đa phương của Việt nam đối với cán cân thanh toán thông qua phân tích cụ thể tác động qua lại giữa tỷ giá và các cán cân bộ phận trong cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, xây dựng mô hình lượng hoá tác động qua lại giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán của Việt Nam.
    Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước và thực trạng bối cảnh nền kinh tế, chính sách tỷ giá và cán cân thanh toán của Việt Nam, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ tích cực giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế.
    5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
    5.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là tỷ giá, cán cân thanh toán và mối quan hệ giữa chúng.
    5.2 Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào một số vấn đề sau:
    - Thứ nhất, luận án nghiên cứu lý thuyết chung về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế;
    - Thứ hai, luận án nghiên cứu thực trạng cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá và mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian 1999 -2009. Do cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng, chính yếu trong cấu phần cán cân thanh toán quốc tế nên việc phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế được tác giả tập trung phân tích sâu hơn mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại.
    Đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm trong việc điều hành chính sách tỷ giá của một số nước điển hình như Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở vận dụng những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và hội nhập kinh tế được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VIII thứ IX và thứ X;
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh, kết hợp với lý thuyết hệ thống và tư duy logic đề đề xuất giải pháp và luận giải các vấn đề có liên quan của luận án;
    - Luận án sử dụng mô hình lượng hóa tác động hai chiều của Engle-Granger Causality Test và mô hình điều chỉnh sai số (ECM-Error Correction Model) để kiểm định mối quan hệ qua lại giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1999-2009;
    - Luận án cũng sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan theo nguyên tắc kế thừa để chứng minh và làm sáng tỏ thêm các luận điểm của luận án.
    6. Kết cấu của đề tài
    Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế
    Chương II: Thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam
    Chương III: Giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới
    7. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” đóng góp những điểm mới như sau:
    - Tiếp tục làm rõ các vấn đề lý thuyết về tỷ giá, chính sách tỷ giá, đưa ra các tiêu chí phân tích cán cân thanh toán quốc tế và đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Cách phân tích, tiếp cận của tác giả là đi từ lý thuyết cổ điển cho đến hiện đại: lý thuyết co giãn, lý thuyết chi tiêu, lý thuyết tiền tệ và lý thuyết danh mục đầu tư. Qua đó, cho người đọc cách nhìn tổng thể nhất về vai trò của tỷ giá, cán cân thanh toán quốc tế trong khung vĩ mô của nền kinh tế mở.
     
Đang tải...