Tiểu Luận Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2012

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2012
    Định dạng file word



    LỜI MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển không ngừng và ngày càng hội nhập, đặc biệt sau khi nước ta trở thành thành viên của WTO. Đây là thời cơ và thách thức không nhỏ của nước ta. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu vấn đề xuất nhập khẩu chính là nghiên cứu một phương diện góp phần phát triển đất nước. làm sao để tăng cường giá trị xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư là bài toán quyết sách được đặt lên hàng đầu.
    Và một khi nói đến vấn đề xuất nhập khẩu, chúng ta không thể bỏ qua phạm trù tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu phương thức mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu, từ đó đề ra các chủ trương chính sách điều hành nền kinh tế luôn là một vấn đề phức tạp mang tầm quan trọng đặc biệt nếu muốn đưa nền kinh tế phát triển và hội nhập.
    I. Cơ sở lý luận:
    Hiện nay hầu như các nền kinh tế đều là nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng cầu hàng hóa và dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản xuất và việc làm của mỗi nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế Thế giới nên xuất khẩu hàng hóa đang là vấn đề được Nhà Nước ta rất quan tâm. Xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố như: Sản lượng và thu nhập của người nước ngoài; tỷ giá hối đoái. Trong đó, tỷ giá hối đoái là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu.
    1. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái:
    Tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi được cho nhau; là lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Có thể lấy ví dụ về tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam với Đôla Mỹ ngày 01/04/2013 là: 1USD = 20.828,00VND.
    Có rất nhiều nhà Kinh tế đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tỉ giá hối đoái như:
    Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất, cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới.
    “ Samuelson – Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác”.[1]
    “ Slatyer – Nhà kinh tế học người Úc, trong cuốn sách thị trường ngoại hối cho rằng: một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng tiền nước khác”.[2]
    “Christopher Pass & Bryan Lowes – nhà kinh tế học người Anh trong Distionary of Economic xuất bản lần thứ hai cho rằng: Tỷ giá hối đoái là giá trị của loại tiền tệ được biểu hiện qua một tiền tệ khác”.[3]
    Để điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa hai tiền tệ nhằm cân bằng sức mua của hai đồng tiền đó ta có học thuyết “Ngang bằng sức mua”. Học thuyết này được phát triển vào năm 1920 bởi Gustav Cassel.Lý thuyết ngang giá sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá cả, và giả định rằng trong một thị trường hiệu quả, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một mức giá.
    2. Cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu:
    Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ, đồng biến với nhau. Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
    Có thể nhận thấy: xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước , nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn. Điều này được thể hiện bằng một số lý thuyết như:
    v Lý thuyết lợi thế tuyệt đối:

    [HR][/HR][1] Lê Văn Tề, (2009). Thanh toán Quốc tế trong Ngoại Thương, NXB Lao Động – Xã Hội.

    [2] Sđd.

    [3] Sđd.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...