Tiểu Luận Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát giai đoạn 2007 - 2012

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2007 – 2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    I. Cơ sở lý luận 4
    1. Tỷ giá hối đoái 4
    1.1 Khái niệm 4
    1.2 Cơ sở hình thành 4
    1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái 4
    2. Lạm phát . 4
    2.1 Khái niệm 4
    2.2 Bản chất của lạm phát . 5
    2.3 Tác động của lạm phát lên nền kinh tế 5
    3. Công trình nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và lạm phát . 6
    3.1 “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam” 6
    3.2 “Vấn đề cơ cấu và không gian của lạm phát ở Việt Nam” . 7
    3.3 “Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam” 7
    3.4 “Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá ở Việt Nam” . 7
    3.5 “Chống lạm phát bằng chính sách tỷ giá: Một công cụ mạnh cần được phát huy hiệu quả hơn 8
    II. Nội dung . 8
    1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát . 8
    1.1 Quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát 8
    1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát . 9
    1.3 Lạm phát tác động đến tỷ giá 9
    2. Diễn biến tỷ giá hối đoái từ 2007 - 2012 . 10
    2.1 Diễn biến năm 2007 . 10
    2.2 Diễn biến năm 2008 . 10
    2.3 Diễn biến năm 2009 . 10
    2.4 Diễn biến năm 2010 – 2012 . 11
    3. Tình hình lạm phát Việt Nam 2007 - 2012 . 11
    4. Chạy mô hình eview . 12
    4.1 Mô hình từ 01/2007 – 12/2009 12
    4.2 Mô hình từ 01/2010 – 12/2012 13
    III. Đề xuất 13

    Mục lục tham khảo . 15
    Phụ lục 1 . 16
    Phụ lục 2 . 20
    Phụ lục 3 . 34


    I. Cơ sở lý luận:
    1. Tỷ giá hối đoái:
    1.1 Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác.

    1.2 Cơ sở hình thành
    - Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối:
    Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.
    Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía bên phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối càng cao thì hàng hóa càng trở nên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hóa xuất khẩu hơn.
    - Cung về tiền trên thị trường ngoại hối:
    Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải mua một lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả. Lượng tiền này của nước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế.
    Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên phía bên phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hóa nước ngoài càng rẻ và hàng hóa ngoại được nhập khẩu càng nhiều.
    Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền hoặc giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên.

    1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái:
    Tỉ giá hối đoái có vai trò quan trọng. Nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Qua đó tác động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và sự cạnh tranh hàng hoá giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế.
    - Khi đồng tiền của một nước tăng giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn. Điều này dẫn đến những nhà sản xuất trong nước đó gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài.
    - Khi đồng tiền rẻ của mỗi nước sụt giá thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó đắt hơn.
    → Những nhà sản xuất trong nước có ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng ở thị trường nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu.

    2. Lạm phát.
    2.1. Khái niệm:
    Có nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát rất khác nhau:
    - Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả, nói cách khác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục. Theo quan điểm này thì không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát.
    - Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ, của Quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Quan điểm này quá coi trọng cơ sở đảm bảo bằng vàng, ngoại tệ cho tiền trong nước và người ta cho rằng để chống lạm phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá quy định.
    - Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn càng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi. Để khắc phục tình trạng này cần dùng một biện pháp để thiết lập lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
    Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó đi đến thống nhất theo từng quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên dù sao lạm phát thể hiện qua những đặc trưng cơ bản như:
    - Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức.
    - Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy.
    - Sự phân phối lại qua giá cả.
    - Sự bất ổn về kinh tế – xã hội.
    Từ những quan điểm trên Milton Friedman đưa ra một khái niệm về lạm phát được nhiều nhà kinh tế phái tiền tệ hay phái Keynes đồng ý: Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...