Luận Văn Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp - Bất cập và hướng đề xuất

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp - Bất cập và hướng đề xuất

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU .1


    1. Lý do nghiên cứu .1


    2. Tình hình nghiên cứu .2


    3. Mục đích nghiên cứu .2


    4. Phạm vi nghiên cứu .2


    5. Phương pháp nghiên cứu .2


    6. Bố cục đề tài 3


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4


    1.1. Khái quát chung về thuế, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp .4


    1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của thuế 4


    1.1.2. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân .12


    1.1.3. Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 14


    1.1.4. Những nguyên tắc chung khi xây dựng luật thuế 17


    1.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp .20


    1.2.1. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 20


    1.2.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 21


    1.3. So sánh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân .22


    1.3.1. Giống nhau 22


    1.3.2. Khác nhau .23


    1.4. Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 26


    1.4.1. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước .26


    1.4.2. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 27


    1.4.3. Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 29


    1.4.4. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ bổ trợ cho nhau .31


    1.5. Quy định pháp luật một số nước về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 32


    1.5.1. Hoa Kỳ . 32

    1.5.2. Trung Quốc .34


    CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH - ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT 39


    2.1. Quy định pháp luật về thu nhập từ kinh doanh .39


    2.1.1. Quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân .39


    2.1.2. Quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 45


    2.1.3. Đánh giá mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ kinh doanh 53


    2.2. Quy định pháp luật về thu nhập từ đầu tư vốn 57


    2.2.1. Quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân .58


    2.2.2. Quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 63


    2.2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ đầu tư vốn 66


    2.3. Quy định pháp luật về thu nhập từ chuyển nhượng vốn .70


    2.3.1. Quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân .71


    2.3.2. Quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 73


    2.2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn .75


    KẾT LUẬN .79

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu


    Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đối với đời sống kinh tế xã hội, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết công bằng xã hội cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn là việc cần thiết và cấp bách mà các quốc gia hướng đến. Theo tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta trong quá trình vận hành, đổi mới nền kinh tế đất nước đã luôn chú trọng đến cải cách để đi tới hoàn thiện hệ thống thuế.


    Trong những năm gần đây, nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu, đặc biệt, kể từ khi nước ta trở thảnh thảnh viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Yêu cầu của việc thực hiện cam kết khi gia nhập WTO buộc nước ta đã và đang phải cắt giảm hàng loạt các loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng . dẫn đến nguồn thu Ngân sách từ thuế giảm đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng, nhất là trong thời điểm nước ta vừa phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới. Do đó, yêu cầu đặt ra trong thời điểm hiện tại là tăng cường những nguồn thu nội địa để bù đắp Ngân sách Nhà nước.


    Chính vì thế, ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1990 sửa đổi, bổ sung vào các năm 1992, 1993, 1994, 1997, 2001, 2004. Sau đó, ngày 03 tháng 6 năm 2008 Quốc hội tiếp tục thông qua Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và thống nhất với các quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân năm 2007. Với việc bổ sung nhiều khoản thu nhập vào diện thu nhập chịu thuế và mở rộng đối tượng chịu thuế thu nhập, hai luật thuế thu nhập trên đã bao quát hết toàn bộ thu nhập và đối tượng chịu thuế thu nhập trong dân cư. Do vậy, nguồn thu nội địa được tăng lên đáng kể.


    Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì Luật thuế Thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 còn một số hạn chế nhất định. Do đều là thuế trực thu, đánh vào tất cả các khoản thu nhập có được của cá nhân, tổ chức nên nhiều quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp tương đồng nhau, nhiều khoản thu đánh chồng lên nhau hoặc cùng một khoản thu như nhau nhưng thuế thu nhập cá nhân lại đánh thuế mà thuế thu nhập doanh nghiệp lại không, gây khó khăn đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Do đó, đặt ra yêu càu là càn phải xét xem giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào, những khoản thu nào là đối tượng đánh thuế của Luật thuế Thu nhập cá nhân và khoản thu nhập nào là đối tượng chịu thuế của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc thực thi hai luật trên được hiệu quả hơn, mang lại nguồn thu dồi dào cho Ngân sách và không gặp sự phản đối từ phía người nộp thuế.


    Chính vì lẽ đó, người viết chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp - Bất cập và hướng đề xuất” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Hiện nay, tuy có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu khoa học về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng hàu hết các đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu lên một số nhận định chung có liên quan đến mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chưa có một đề tài chuyên biệt nào nói về mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, cần thiết có một đề tài chuyên biệt để làm rõ mối quan hệ của hai loại thuế này.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Qua đề tài nghiên cứu này, người viết muốn làm rõ mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong mối quan hệ giữa hai luật này, đồng thời, đưa ra hướng giải quyết cho những hạn chế đó, làm cho hệ thống thuế trở nên nhất quán hơn.


    4. Phạm v i nghiên cứu


    Phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tập trung làm rõ mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành đối với khoản thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế có liên quan đến mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế đỏ.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Để hoàn thành đề tài này, người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:


    Chương 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận được ưu tiên sử dụng và phương pháp so sánh, đối chiếu.


    Chương 2. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh, đối chiếu.


    6. Bố cục của đề tài


    Đề tài được trình bày ngắn gọn gồm 3 phần: Lời nói đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó, nội dung chính gồm có 2 chương:

    + Chương 1. Khái quát chung về thuế và một số vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.


    Nội dung chương này, giới thiệu khái quát về thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, đánh giá sơ lược về mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương 2.


    + Chương 2. Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành - Đánh giá và hướng đề xuất


    Nội dung chương này, chủ yếu làm rõ mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành đối với khoản thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, từ đỏ, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số kiến nghị cụ thể để khắc phục những hạn chế đó.
     

    Các file đính kèm:

    • 94-.pdf
      Kích thước:
      27.8 MB
      Xem:
      0
Đang tải...