Luận Văn Mối quan hệ giữa thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp - Thực trạng và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mối quan hệ giữa thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp - Thực trạng và hướng hoàn thiện

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do nghiên cứu đề tài .1


    2. Giới hạn của đề tài .2


    3. Mục đích nghiên cứu .2


    4. Đối tượng nghiên cứu 3


    5. Phương pháp nghiên cứu .3


    6. Bố cục của luận văn .3


    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ .4


    1.1 Lịch sử phát triển Luật Đầu tư và những khái niệm cơ bản 4


    1.1.1 Lịch sử phát triển của Luật Đầu tư .4


    1.1.2 Khái niệm đầu tư, nhà đầu tư và dự án đầu tư .6


    1.1.3 Phân loại các dự án đầu tư .10


    1 1.3.1 Theo tiêu chỉ nguồn vốn đầu tư .10


    1.1.3.2 Theo tiêu chỉ nội dung hoạt động đầu tư 10


    1.1.3.3 Theo tiêu chỉ tỉnh chất quản lý của quan hệ đầu tư .10


    1.1.3.4 Theo tiêu chỉ lãnh thổ đầu tư 11


    1.1.3.5 Theo tiêu chỉ thủ tục đầu tư 11


    1.2 Lịch sử phát triển Luật Doanh nghiệp và những khái niệm cơ bản 11


    1.2.1 Lịch sử phát triển của Luật Doanh nghiệp .11


    1.2.2 Khái niệm doanh nghiệp .14


    1.2.3 Khái niệm về đăng kỷ doanh nghiệp .16


    1.2.4 Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào tình chất pháp lý .17

    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ ĐÀU Tư THEO LUẬT ĐÀU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH .20


    2.1 Thủ tục đăng ký đầu tư 20


    2.1.1 Thẩm quyền chấp thuận và cấp Giấy chứng nhận đầu tư 20


    2.1.1.1 Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư .20


    2.1.1.2 Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 21


    2.1.1.3 Dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng kỷ đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư 22


    2.1.1.4 Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tể (sau đây gọi là Ban Quản lý) thực hiện việc đăng kỷ đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư .23


    2.1.2 Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kỷ đầu tư 23


    2.1.3 Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư .23


    2.1.4 Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư .25


    2.1.4.1 Dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư .25


    2.1.4.2 Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện .26


    2.1.4.3 Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện .27


    2.1.4.4 Trình tự và quy trình thẩm tra 29


    2.2 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp 32


    2.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp 32


    2.2.1.1 Điều kiện về chủ thể .32


    2.2.1.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh .36


    2.2.1.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp .37


    2.2.2 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp 39


    2.2.2.1 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 39

    2.2.2.2 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 39


    2.2.2.3 Trình tự đăng ký doanh nghiệp 41


    2.3 Mối quan hệ giữa thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp .44


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ DỰ ÁN ĐÀU TƯ HIỆN NAY -HƯỚNG HOÀN THIỆN 47


    3.1 Thực trạng thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và hướng hoàn thiện .47


    3.1.1 Những điểm tiến bộ trong các quy định về thủ tục đầu tư 47


    3.1.2 Những tồn tại trong quá trình thực hiện các quy định của Luật Đầu tư năm 2005 liên quan đến thủ tục đầu tư - Hướng hoàn thiện .48


    3.2 Sự thiếu thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng một số ngành luật có liên quan về thủ tục đăng ký đầu tư 58


    3.2.1 Với Luật Doanh nghiệp .58


    3.2.2 Với Luật Bảo vệ môi trường 67


    3.2.3 Với Luật Đất đai .70


    3.3 Các quy định của Luật Đầu tư không tương thích với các cam kết quốc tế 73


    KẾT LUẬN 77

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu đề tài


    Đầu tư là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào, ở bất kỳ thời gian nào trong quá trình phát triển của xã hội thì hoạt động đầu tư luôn tồn tại ở một hình thức nhất định, nó tác động đến kinh tế, chính trị, đến mọi mặt của đời sống xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Việc Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư với những quy định thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế đã khuyến khích và thu hút được một nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, thành lập doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh môi trường pháp lý cởi mở và thông thoáng, việc Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế (ASEAN, AFTA, WTO .) và ký kết, thực hiện hiệp định thương mại với các nước phát triển trên thế giới (Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ .) cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư .Với các quy định của pháp luật hiện nay, “Giấy phép kinh doanh” là công cụ chủ yếu để nhả nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với nền kinh tế. Công cụ này ngày càng thực sự có ý nghĩa trong công tác quản lý nhả nước, đặt biệt là được sử dụng để điều tiết, kiểm soát các hoạt động kinh doanh; qua đó, hướng đến bảo vệ những lợi ích chung của xã hội và cộng đồng. Trên phương diện này, có thể nói, hệ thống giấy phép đã góp phần vào hình thành và phát triển thể chế kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các giấy phép hợp lý không chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, mà còn góp phần duy trì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế kinh tế quan trọng, nhất là các ngành và lĩnh vực dịch vụ.


    Bên cạnh những tác động tích cực, thì hệ thống các quy định về giấy phép kinh doanh nói chung, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đầu tư nói riêng cũng đã bộc lộ không ít khiếm khuyết. Những khiếm khuyết đó một mặt làm giảm hiệu lực của hệ thống giấy phép trong quản lý nhả nước, là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng phổ biến trên diện rộng ở nước ta hiện nay; mặt khác, đã và đang tạo nên những khó khăn, trở ngại về hành chính đối với đầu tư và kinh doanh nói riêng, đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nói chung.


    Việc nghiên cứu và tìm các giải pháp cho các vấn đề trên là một điều càn thiết trong việc cải thiện môi trường pháp lý về kinh doanh hiện nay, đặc biệt là về hệ thống giấy phép kinh doanh. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, cũng như những hạn chê vê mặt kiên thức, người viết sẽ không đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố trên mà chỉ tìm hiểu những yếu tố quan trọng nhất đặc biệt là mối quan hệ giữa thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Bởi vì, đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình. Vậy những thủ tục đó được quy định như thế nào? Chúng có mối quan hệ gì lẫn nhau? Tác động của nó đến môi trường kinh doanh như thế nào? Cũng như những bất cập của nó đối với thực tiễn . Đề tài luận văn “Mối quan hệ giữa thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp - Thực trạng và hướng hoàn thiện” hi vọng sẽ góp một phần nhỏ những nghiên cứu của cá nhân người viết để giải quyết các vấn đề trên.


    2. Giới hạn của đề tài


    Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là hai đạo luật quan trọng để nhà nước ta điều chỉnh những vấn đề về thành lập, quản lý doanh nghiệp cũng như hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, về mặt thủ tục Luật Đầu tư hiện hành điều chỉnh cả thủ tục đàu tư trong nước, thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài và thủ tục đầu tư ra nước ngoài; Luật Doanh nghiệp quy định khá nhiều các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, tổ chức lại, giải thể cũng như những thủ tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu hạn hẹp, đồng thời để đảm bảo phù hợp với quy mô đề tài ở cấp độ là một luận văn tốt nghiệp, và cũng nhằm làm rõ vị trí của Luật Đầu tư trong tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh thương mại cũng như tác động của đạo luật này đối với môi trường kinh doanh -đầu tư, luận văn này người viết chỉ nhấn mạnh vào các quy định của thủ tục đăng ký đầu tư trong nước, tìm ra mối quan hệ với thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, từ đó nhận diện được những bất cập và đề ra hướng giải quyết.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Mục đích nghiên cứu của luận văn này chính là làm rõ những vấn đề cơ bản của hoạt động đầu tư, thành lập doanh nghiệp và tác động của thủ tục hành chính đến môi trường kinh doanh. Đánh giá tính hiệu quả của thủ tục hành chính hiện hành đối với việc thành lập doanh nghiệp cũng như đối với các hoạt động đầu tư. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, giải pháp nhằm hoàn thiện những vấn đề đã phân tích.


    4. Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là các quy định của pháp luật về thủ tục đàu tư áp dụng cho nhà đàu tư khi thực hiện hoạt động đàu tư ở Việt Nam và thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp hiện hành, quá trình áp dụng các quy định này trên thực tế.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Để đảm bảo tính hiệu quả và chính xác của hoạt động nghiên cứu. Trong luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích luật; phương pháp tập hợp thống kê tài liệu trên cơ sở đó phân tích giải quyết vấn đề.


    6. Bố cục của luận văn


    Đề tài luận văn tốt nghiệp “Mối quan hệ giữa thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp - Thực trạng và hướng hoàn thiện” gồm có những phần cơ bản sau:


    - Lời mở đầu.


    - Nội dung chính của luận văn gồm ba chương:


    + Chương 1: Lý luận về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đàu tư.


    + Chương 2: Pháp luật về đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư và đăng ký


    doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hiện hành.


    + Chương 3: Thực trạng đăng ký đầu tư hiện nay - Hướng hoàn thiện.


    - Kết luận.


    Việc đánh giá những tác động của thủ tục đầu tư đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp, cũng như tìm ra những khiếm khuyết từ những quy định của pháp luật và từ đó đưa ra hướng giải quyết là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần phải có sự hiểu biết sâu rộng trong rất nhiều lĩnh vực, cũng như một quá trình khảo sát thực tế lâu dài. Người viết do những hạn chế về mặt kiến thức, thời gian và một số nguyên nhân khách quan khác, luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm trong cách đánh giá nhìn nhận vấn đề. Chính vì thế rất mong quý Thầy, Cô có thể lượng thứ cho những thiếu sót ấy, và đóng góp những ý kiến quý giá để cho bài viết nên hoàn thiện hơn.


    Xin chân thành cám ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...