Thạc Sĩ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của luận văn
    Trước sức ép ngày càng tăng của các vấn đề kinh tế – xã hội nhiều quốc gia phải xem xét, điều chỉnh lại chính sách kinh tế – xã hội của nước mình nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ ngày càng cao.Trong báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc xuất bản năm 1990 đã khẳng định: Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích của sự phát triển là tạo ra môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, mạnh khẻo và sáng tạo”. Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi của cải vật chất và văn hoá. “ Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần” là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng không phải các nước các Chính phủ đều lấy nó làm mục tiêu. Vì thế, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù kinh tế có tăng trưởng nhưng đa số đời sống dân cư vẫn ở mức nghèo khổ, thất nghiệp gia tănng, các nhu cầu về văn hoá tinh thần được đảm bảo. ở đó, tăng trưởng kinh tế không mang lại sự công bằng, những lợi ích của nó đã không được phân phối một cách công bằng và gây ra kết quả trái ngược: Tăng trưởng nhanh tồn tại với nghèo đói; kinh tế tăng trưởng nhưng thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo ít được hưởng, làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa một thiểu số người có đặc quyền, đặc lợi với đại đa số dân chúng sống trong cơ cực, thu nhập thấp ngày càng tăng. Hơn nữa tăng trưởng kinh tế còn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
    Ở Việt Nam chúng ta, sau 20 năm đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội quan trọng. Các nguồn lực kinh tế được khai thác bởi nhiều thành phần kinh tế, tạo nên sự phong phú của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Nền kinh tế có được bước tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể về vật chất tinh thần, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nghiêm túc xem xét và đánh giá, tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta chưa thật tương xứng với tiềm năng và cơ hội ta có, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chưa ổn định, sự tăng trưởng kinh tế những năm qua vẫn chủ yếu đi theo chiều rộng, chưa thất sự chú trọng vào chiều sâu, kết quả tăng trưởng còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, khí hậu và thời tiết. Cơ cấu kinh tế chậm được chuyển giao theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được thể chế hoá đồng bộ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém. Bên cạnh đó, phân phối của thành quả chưa thật hợp lý. Nhiều chính sách trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội ban hành chưa được thực hiện tốt, một số chính sách còn thiếu hoặc còn nhiều điểm bất cập. Đời sống một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn; khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng gia tăng. Hiện tượng làm giàu do bất chính do buôn lậu, lừa đảo, đầu cơ hoặc giàu có do thm nhũng chưa được ngăn chặn và đẩy lùi một cách hiệu quả.
    Vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với công tác nghiên cứu lý luận tổng kết hực tiễn hiện nay là xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, từ đó đề ra những việc làm cần thiết để góp phần phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục được những yếu kém cảu quá trình phát triển kinh tế xã hội, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội dân chủ, văn minh”.
    Đồng Nai thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Quá trình phát triển đặt ra yêu cầu gắn với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình. Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Tỉnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội do Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII đề ra và quy hoạch tổng thể đến năm 2020.
    Từ đặc điểm trên, luận văn “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” được thực hiện.
    2.Tình hình nghiên cứu.
    Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên thế giới nói chung và ở nước ta đã được đè cập quan tâm rất nhiều. Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu được đăng trên tạp chí và in thành sách. Mỗi bài viết đề cập đến một khía cạnh khác nhau theo quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề riêng. Một số nhà nghiên cứu như:
    - TS. Lê Đăng Khoa – TS Nuyễn Minh Tú (2001), tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội việt nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay - Kinh nghiệm của các nước ASEAN, Nhà xuất bản Thống kê.
    - TS. Vũ Viết Mỹ (2006), Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá’, Tạp chí cộng sản.
    - TS. Phạm Xuân Nam (2007), “ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .” tạp chí cộng sản.
    - PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm (2006), Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội” , Tạp chí cộng sản.
    - GS. Đỗ Nguyên Phương (2005) “tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội”, Tạp chí cộng sản.
    - GS. Đỗ Nguyên Phương (2005) “ Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hộiTạp chí cộng sản./
    - TSKH.Phan Quang Trung (2006) “ Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội với bảo vệ môi trường”, Tạp chí khoa học và công nghệ, tháng 6 năm 2006.
    Riêng ở tỉnh Đồng Nai, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Vì vậy, luận văn được thực hiện là cần thiết, góp phần vào chương trình hành động đưa Nghị quyết Tỉnh Dảng Bộ Đồng Nai lần thứ VIII vào cuộc sống.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    3.1 Mục đích nghiên cứu.
    Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiến của việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, tác giả tổng hợp phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, trên cơ sở đó luận văn đề xuất các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh để quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh thật sự gắn với công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển.
    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Để thực hiện mục đích đã nêu, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau.
    - Luận giải cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
    - Thu thập tư liệu để đưa ra những đánh giá về thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tốt hơn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: là địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    + Về thời gian: Tập trung khảo sát từ thời kỳ đổi mới đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp duy vật biện chứng.
    - Phương pháp phân tích hệ thống và tư duy logic.
    - Phương pháp thống kê so sánh, phân tích kinh tế.
    - Phương pháp điều tra nghiên cứu
    - Phương pháp chuyên gia.
    6. Những đóng góp của luận văn:
    - Luận giải cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở địa bàn Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Phân tích và đưa ra được những đánh giá về thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    - Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    7.Kết cấu của luận văn.
    Luận văn bao gồm:
    * Phần mở đầu.
    * Phần nội dung: gồm ba chương
    - Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiưến của việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    - Chương II: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai.
    - Chương III: Một số quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    PHẦN NỘI DUNG . 7
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ 7
    1.1 Những vấn đề cơ bản về quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 7
    1.1.1 Tăng trưởng kinh tế 7
    1.1.1.1 Quan niệm . 7
    1.1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng. 10
    1.1.2 Công bằng xã hội. 13
    1.1.2.1 Quan niệm. 13
    1.1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng 15
    1.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 16
    1.1.3.1 Tác động cảu tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội. 17
    1.1.3.2 Tác động của công bằng xã hội đến tăng trưởng kinh tế. 18
    1.2 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở tỉnh Đồng Nai. 20
    `1.2.1 Sự cần thiết khách quan phải giải quyết mói quan h ệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở tỉnh Đồng Nai. 20
    1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Đồng Nai. 22
    1.2.2.1.Điều kiện địa lý địa hình. 22
    1.2.2.2 Nhân tố kinh tế. 24
    1.2.2.3 Nhân tố chính trị – xã hội. 25
    1.2.2.4 Nhân tố thời đại. 28
    1.2.3. Những tiền đề cần thiết để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở tỉnh Đồng Nai. 28
    1.2.3.1 Gắn các chương trình phát triển khoa học – công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế xã hội. 28
    1.2.3.2. Gắn các chương trình phát triển kinh tế với các chương trình xoá đói giảm nghèo. 29
    1.2.3.3. Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịchcơ cấu lao động. 30
    1.2.3.4. Cải cách thể chế chính trị theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường phải gắn với giáo dục cho người dân có ý thức cộng đồng. 31
    1.2.3.5. Chống chủ nghĩa bình quân trong phân phốiđi đôi với chống tham nhũng và thu nhập bất minh 32
    1.2.3.6 Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế phải được gắn với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 33
    1.3 Kinh nghiệm cảu một số quốc gia trên thế giới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. 34
    1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc: 35
    1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước mỹ latinh. 36
    1.3.2.1 Chú trọng phân phối các nguồn lực cho các vùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh theo các vùng, đặc biệt là các vùng khó khăn. 36
    1.3.2.2 áp dụng phương pháp khuyến khích vật chất (tiền mặt và hiện vật) đối với người nghèo ở vùng cao để đạt được mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững 37
    1.3.2.3 áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội có sự tham gia của khu vực tư nhân. 37
    1.3.2.4 Thay đổi cách tiếp cận giải quyết các vấn đề xã hội trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo phục vụ mục tiêu tăng trưởng. 38
    1.3.2.5. Thực hiện chính sách bắt buộc người giàu phải dóng thuế nhiều hơn so với người nghèo. 39
    1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc. 39
    1.3.3.1 Chính sách chi ngân sách và chuyển giao tài chính. 40
    1.3.3.2. Chính sách bảo hiểm. 41
    Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai 44
    2.1 Khái quát quá trình giải quết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai. 45
    2.1.1 Về nhận thức chủ trương. 45
    2.1.2. Các chính sách tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện công bằng xã hội. 46
    2.1.3 Cách chính sách xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế bền vững. 48
    2.2. Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai. 52
    2.2.1 Những thành tựu đã đạt được 52
    2.2.1.1. Về tăng trưởng kinh tế 53
    2.2.1.2.Về thực hiện công bằng xã hội. 61
    2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 78
    CHƯƠNG 3 Một số quan điểm và giải pháp nhằm giải quýêt có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. 80
    3.1: Một số quan điểm định hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. 80
    3.1.1. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển. 80
    3.1.2. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải đặt trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và cả nước. 81
    3.1.3 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội. 82
    3.1.4 Phải có sự phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền với các cấp uỷ Đảng, mật trận tơ quốc và các tổ chức đoàn thể trong chỉ đạo giải quyết các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 82
    3.1.5 Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. 84
    3.1.6 Tăng cường vai trò quản lý và điều vĩ mô của Nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 84
    3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tỉnh Đồng Nai. 85
    3.2.1 Nhóm giải pháp thúc dẩy tăng trưởng kinh tế 87
    3.2.1.1 thực hiện nhất quán chính sách kinh tế hiều thành phần. 87
    3.2.1.1.2 Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. 87
    3.2.1.3 Đẩy mạnh xuát khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. 88
    3.2.1.4.Tăng cường nâng cao chất lượng công tác hoạch định và thực thi chính sách 89
    3.2.1.5 Nâng cao trình độ khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 90
    1.2.1.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước 91
    3.2.2 Nhóm giải pháp thực hiện công bằng xã hội: 92
    3.2.2.1. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. 92
    3.2.2.2 Đẩy mạnh xay dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở các huyện nông thôn: 94
    3.2.2.3. Nâng cao phúc lợi giáo dục, y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ lao đọng và cộng đồng dân cư. 95
    3.2.2.4 Thực hiện tốt các chính sách trợ cấp xã hội và đẩm bảo xã hội. 96
    3.2.3 Nhóm giải pháp có tính phối hợp 98
    3.2.3.1 tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất, định hướng đầu tư xã hội. 98
    3.2.3.2. Tạo môi trường cho phát triển sản xuất, thu hút lao động, giải quyết viẹc làm. 100
    3.2.3.3 Chống tham nhũng -điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội một cách bền vững. 101
    3.2.3.4 Phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của người dân. 102
    3.2.3.5. Cơ quan thuế cần có biện pháp thực hiện tốt công tác thu thuế nhất là thuế thu nhập cá nhân nhằm điều tiết những người có thu nhập cao thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. 103
    3.2.3.6. Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính. 104
    3.2.3.7. Đổi mới cơ chế quản lý và cung ứng dịch vụ công. 105
    3.3 Một số kiến nghị cụ thể. 105
    KẾT LUẬN . 116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...