Thạc Sĩ Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển với một tốc độ vô cùng lớn. Nhân loại đã từng chứng kiến những thành tựu thần kỳ trong sự PTKT; đồng thời, cũng đã chứng kiến sự "bùng nổ" của những vấn đề xã hội. Lịch sử đã ghi nhận những thành tựu đó, đã cảnh báo nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia phát triển, lẫn những quốc gia kém phát triển trong việc xác lập mô hình phát triển. Một trong những bài học nổi bật là bài học về giải quyết mối quan hệ giữa PTKT và phát triển xã hội.
    Kết hợp PTKT với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó một mặt là kết quả của việc quán triệt đường lối nhất quán của Đảng: giải phóng dân tộc phải kết hợp chặt chẽ với giải phóng xã hội và giải phóng con người. Mặt khác, là kết quả của những bài học kinh nghiệm rút ra từ nhiều nước phát triển và đang phát triển. Việc thực hiện đường lối đó đã đem lại những thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện và đồng thời giải quyết được nhiều VĐXH bức xúc, xác lập và củng cố từng bước sự ổn định chính trị - xã hội, tạo ra những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, bên cạnh những tác động tích cực, thì những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và của sự TTKT đối với các VĐXH cũng đặt ra gay gắt.
    Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc tìm kiếm mô hình và lựa chọn phương án phát triển đang là vấn đề đặt ra cho quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Đảng ta đã khẳng định: "TTKT phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển" [28, 113], "kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhằm tạo được chuyển biến rõ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội" [28, 33].
    Trong điều kiện hơn 76% dân cư sống ở nông thôn, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nhưng đồng thời cũng rất khó khăn, phức tạp. Nhiều vấn đề bức bách đang đặt ra cần phải giải quyết để phát triển toàn diện nông thôn cả về kinh tế và xã hội. Đặc biệt, đối với các tỉnh BTB là một trong ba khu vực còn nhiều khó khăn nhất trong cả nước, có những nét đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội và con người. Điều đó đòi hỏi trong quá trình cả nước giải quyết mối quan hệ giữa PTKT với giải quyết các VĐXH, các tỉnh BTB phải có sự tìm tòi, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh có tính đặc thù của vùng. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận án chính là nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi đó.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Về vấn đề quan hệ giữa PTKT và phát triển xã hội, giữa TTKT và công bằng xã hội, đã từng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về những VĐXH trong nền kinh tế thị trường, từ các góc độ và các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả đã đề cập đến mặt trái của cơ chế thị trường trong quá trình phát triển xã hội, sự cần thiết phải giải quyết các VĐXH để đảm bảo sự phát triển bền vững. Chẳng hạn:"Kinh tế thị trường và những VĐXH" (Viện Thông tin Khoa học xã hội, xuất bản năm 1997); "CNXH cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường" của tập thể các nhà khoa học Trung Quốc (Nxb CTQG, H, 1996); "Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" (Viện Thông tin Khoa học xã hội, H, 1996) .
    Một số công trình đã đi vào phân tích nội dung của CSXH, sự cần thiết phải đổi mới CSXH, đã xác định được một số vấn đề cơ bản trong mối quan hệ giữa đổi mới CSKT và đổi mới CSXH. Một số công trình khác đã nghiên cứu thực tiễn TTKT và công bằng xã hội ở các nước châu Á và bước đầu đã rút ra những kinh nghiệm. Với những công trình tiêu biểu: Đề tài KX-07-13 "Về một số động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay" do GS Lê Hữu Tầng chủ nhiệm; Đề tài KX-04 "CSXH, một số vấn đề lý luận và thực tiễn", PGS.PTS Bùi Đình Thanh chủ nhiệm; PGS.PTS Hoàng Chí Bảo (chủ biên) "Một số vấn đề về CSXH ở nước ta hiện nay" (Nxb CTQG, H, 1993); GS Phạm Xuân Nam "Đổi mới CSXH luận cứ và giải pháp" (Nxb CTQG, H, 1997); PGS.PTS Đỗ Nguyên Phương "Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" (Chương trình KX 07-05, H, 1994); GS.TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên) "Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1998); PGS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới CSKT và đổi mới CSXH" (Tạp chí triết học tháng 6-1996); PGS.PTS Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê "Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" (Nxb Lao động, H, 1998); PTS Lê Bộ Lĩnh (chủ biên) "TTKT và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1998); PGS.PTS Lê Văn Sang, PTS Kim Ngọc "TTKT và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới" (Nxb CTQG, H, 1999) . Gần đây nhất, luận án tiến sĩ "Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Thanh đã trình bày mối quan hệ giữa TTKT và phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh và bước đầu đã nêu ra một số phương hướng cơ bản để tăng cường sự kết hợp đó ở nước ta.
    Trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ở nước ngoài cũng như ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu tùy theo đặc trưng của từng ngành khoa học. Vấn đề được nhiều công trình tập trung nghiên cứu: Vai trò của nông nghiệp, nông thôn; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện CSXH ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm . Và đã
    đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt
    ra ở nông thôn. Đáng chú ý là các công trình "40 năm kinh nghiệm Đài Loan" (Nxb Đà Nẵng, 1994); Công ty ADUKI "Vấn đề nghèo ở Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1996); GS Nguyễn Điền "CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam" (Nxb CTQG, Hà Nội, 1997); PGS. Bùi Đình Thanh, PGS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Phan Đỗ Nhật Tân "CSXH nông thôn Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1996); GS Phan Đại Doãn "Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp" (Nxb CTQG, H, 1996); PGS. PTS Nguyễn Đức Bách "Những lợi ích kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường xã hội chủ nghĩa" (Tạp chí nghiên cứu lý luận số 2-1992). Điển hình nhất là chương trình khoa học cấp nhà nước KX-08 "Phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn", gồm 12 đề tài nhánh đã tập trung nghiên cứu một cách toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở nông thôn và xây dựng nông thôn Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đối với khu vực BTB, cũng đã có một số công trình, một số cuộc hội thảo về phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của các tỉnh như: "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng BTB" (Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ Xây dựng, H, 1996); PGS.TS Lê Đình Thắng, PTS Nguyễn Thanh Hiền "Xóa đói giảm nghèo ở vùng khu IV cũ" (Nxb Nông nghiệp, H, 1995); PGS.PTS Nguyễn Sinh Cúc "Phân hóa giàu nghèo ở các tỉnh miền Trung" (Tạp chí Cộng sản, số 22-1996); Chương trình khoa học: "Con người Nghệ An trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH" (Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vinh, 1998) .
    Tuy vậy, dưới góc độ chính trị - xã hội vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống vấn đề quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH. Đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ
    đó ở một vùng nông thôn có tính đặc thù như BTB thì còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong muốn góp
    phần nhỏ bé vào việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn BTB theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Mục đích
    Luận án góp phần làm rõ về mặt lý luận mối quan hệ giữa sự PTKT và việc giải quyết các VĐXH. Trên cơ sở đó và trên cơ sở thực tiễn BTB được khảo sát, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở vùng nông thôn BTB trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
    3.2. Nhiệm vụ
    Luận án tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
    - Làm rõ tính biện chứng giữa PTKT và giải quyết các VĐXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
    - Phân tích thực trạng, xu hướng vận động của mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn BTB.
    - Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp đúng đắn giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở nông thôn các tỉnh BTB hiện nay.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH và tìm ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện mối quan hệ này trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh BTB, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    - Luận án được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vùng nông thôn BTB và có kế thừa một số kết quả thu được của các công trình khác có liên quan, nhất là những thực tiễn về kinh tế, chính trị, xã hội và những tác động qua lại giữa các vấn đề đó.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận triết học Mác - Lênin, có chú ý đến những đặc thù về mặt phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học trong quá trình tiếp cận, khảo sát, đánh giá, đặc biệt là khai thác những khía cạnh chính trị - xã hội của đề tài. Trong đó phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, điều tra xã hội học; so sánh, phân tích, tổng hợp là những phương pháp chủ đạo được áp dụng trong luận án.
    5. Đóng góp về khoa học của luận án
    - Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án lý giải rõ hơn mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH. Trên cơ sở đó, tìm ra giới hạn hợp lý để giải quyết mối quan hệ đó trong quá trình CNH, HĐH, nông nghiệp, nông thôn nước ta.
    - Từ thực trạng kinh tế, xã hội, căn cứ vào tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng BTB, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng BTB theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
    - Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong việc hoạch định, thực thi, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn các tỉnh vùng BTB và các vùng nông thôn khác, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề của chủ nghĩa xã hội khoa học như: thời kỳ quá độ; liên minh công-nông-trí thức; vấn đề nhân tố con người .
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 3 chương với 7 tiết và danh mục các tài liệu tham khảo.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Lê Quý An, Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát triển tại Hội nghị RIO - 92, Tạp chí Thông tin môi trường, số 3-1993.
    [2]. Kim Ban, Buôn bán ma túy ở Nghệ An, Báo Người lao động, Số ra ngày 20-11-1999.
    [3]. Nguyễn Tiến Ban, 18/19 huyện, thị xã ở Nghệ An đã phát hiện ra người hiễm HIV, Báo Nghệ An, số ra ngày 31-12-1999.
    [4]. Lê Hồng Bảng, Sử dụng vốn giải quyết việc làm ở Nghệ An, Báo Công an nhân dân, số ra ngày 20-11-1998.
    [5]. Quốc Bảo, Nghệ An có 10.850 người tham gia bảo hiểm xã hội, Báo Nhân Dân, số ra ngày 7-9-1999.
    [6]. Richard Bergeron, Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
    [7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, Tìm hiểu một số thuật ngữ, khái niệm trong các bộ môn lý luận Mác - Lênin, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội, 1992.
    [8]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Kết quả điều tra cơ bản lao động và một số vấn đề xã hội vùng Bắc Trung Bộ năm 1995, Hà Nội, 1996.
    [9]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thuật ngữ lao động - thương binh và xã hội, Tập I, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 1999.
    [10]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trung tâm thông tin thống kê lao động và xã hội, Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam 1998, Nxb Thống kê, 1999.
    [11]. Cả nước có 129.032 con nghiện, Báo Công an nhân dân, số ra ngày 1-10-1999.
    [12]. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1997, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
    [13]. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
    [14]. Công ty ADUKI, Vấn đề nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    [15]. PGS.PTS Nguyễn Sinh Cúc, Phân hóa giàu nghèo ở các tỉnh miền Trung, Tạp chí Cộng sản, số 22-1996.
    [16]. PGS.PTS Nguyễn Sinh Cúc, Cơ cấu dân số Việt Nam, những chuyển biến tích cực, Tạp chí nông thôn mới, số 37, 8-1999.
    [17]. GS. Phạm Như Cương (chủ biên), Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
    [18]. Cứu lấy trái đất, chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1996.
    [19]. PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hiếu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
    [20]. PTS. Nguyễn Mậu Dũng, Trần Văn Thạch, Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hướng Hóa, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5-1999.
    [21]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977.
    [22]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.
    [23]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
    [24]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
    [25]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1992.
    [26]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1993.
    [27]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội, 1994.
    [28]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    [29]. Để sớm có chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với nông dân, Tạp chí Lao động và xã hội, tháng 3-1999.
    [30]. E. Wayne Nafziger, Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
    [31]. TS Vũ Minh Giang, Thiết chế làng xã cổ truyền và quá trình dân chủ hóa hiện nay ở nước ta, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9-1992.
    [32]. M.Gillis, H.Pekins, Kinh tế học của sự phát triển, Tập I, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990.
    [33]. Vũ Hiền, Thế giới ngày nay ai kiểm soát, Tạp chí Cộng sản, số 3-1994.
    [34]. Hội đồng quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995.
    [35]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
    [36]. Khám phá đường dây buôn bán ma túy đặc biệt nghiêm trọng, Tổ PV.CT-XH, Báo Nhân Dân, số ra ngày 19-11-1999.
    [37]. Nguyễn Khánh, Phát biểu ý kiến tại Hội nghị cấp cao về phát triển xã hội, Báo Nhân Dân, số ra ngày 13-3-1995.
    [38]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978.
    [39]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978.
    [40]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978.
    [41]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978.
    [42]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995.
    [43]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995.
    [44]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995.
    [45]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995.
    [46]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995.
    [47]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995.
    [48]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1996.
    [49]. C.Mác và Ph. Ăngghen, Tuyển tập (gồm 6 tập), tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984.
    [50]. Federico Mayor, Cái gì đã xảy ra với phát triển? Người đưa tin UNESCO, số 9-1994.
    [51]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
    [52]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    [53]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    [54]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    [55]. Muốn tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần quan tâm làm tốt công tác xã hội, Tạp chí Lao động và xã hội, số 1-1998.
    [56]. GS. Phạm Xuân Nam, Văn hóa vì phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [57]. GS Phạm Xuân Nam (chủ biên), Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
    [58]. Trần Thanh Nghĩa, Công ty sản xuất, xuất khẩu Nghệ An, thất thoát, thua lỗ, ai chịu trách nhiệm, Báo Công an nhân dân, ngày 21-11-1999.
    [59]. Thế Nghĩa, Ngăn chặn từ cội rễ tệ nạn ma túy, Báo Nhân Dân, số ra ngày 20-4-1991.
    [60]. Hồ Huấn Nghiêm, Tác động của thu nhập, sức mua và tổ chức thị trường nông thôn, Báo Nhân Dân, số ra ngày 2-3-2000.
    [61]. Nguyên nhân của nghèo khổ, cách tiếp cận "entitlement" và trường hợp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 254, tháng 7-1999.
    [62]. Phát triển mô hình nhóm bạn giúp bạn, Báo Lao động và xã hội, số ra ngày 30-11-1999.
    [63]. Lê Khả Phiêu, Phát huy cao nhất nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐN,Báo Nhân Dân, số ra ngày 19-10-1998.
    [64]. PGS.PTS Lê Du Phong, Hộ nông dân không có đất và thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 243, 8-1998.
    [65]. PTS. Trương Văn Phúc, Một số vấn đề về thực trạng và xu hướng biến động lực lượng lao động ở Việt Nam 1996 - 1998, Tạp chí Thông tin thị trường lao động.
    [66]. Thu Phương, Nhìn lại một năm xét xử tội phạm ma túy, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 1-1999.
    [67]. Cao Duy Quát, Lý Thành (chủ biên), Bốn mươi năm kinh nghiệm Đài Loan, Hà Nội, 1992.
    [68]. GS.TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998.
    [69]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ, Hà Nội, 1996.
    [70]. Lê Văn Sang, Mai Ngọc Cường, Các lý thuyết kinh tế học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
    [71]. Văn Thạch, Chống tham nhũng, cuộc chiến không vô vọng, Báo Nông thôn ngày nay, ngày 15-1-1997.
    [72]. PGS. Bùi Đình Thanh (chủ biên), Chính sách xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 1993.
    [73]. PGS.PTS Lê Đình Thắng, Vấn đề quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 237, 2-1998.
    [74]. PGS.PTS Lê Đình Thắng, PTS. Nguyễn Thanh Hiền, Xóa đói giảm nghèo ở vùng khu IV cũ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.
    [75]. PTS. Bùi Tất Thắng, Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 6-1999.
    [76]. PGS.TS. Ngô Đức Thịnh, ý kiến, Báo Nông thôn ngày nay, Nguyệt san tháng 8-1999.
    [77]. Thanh Thủy, Kết quả điều tra đóng góp ở Nghệ An, Thông tin Cựu chiến binh, số 56, 3-1998.
    [78]. MinhThư, Kỳ Sơn (Nghệ An) 60% cán bộ chi cục thuế nghiện ma túy, Báo Nông nghiệp Việt Nam, số ra ngày 14-3-1999.
    [79]. PTS. Mạc Văn Tiến, Nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của nông dân, Tạp chí Lao động và xã hội, số 3-1999.
    [80]. Tổng cục Thống kê; Vụ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam 1990 - 1998 và dự báo năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
    [81]. Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" và ở Việt Nam thời kỳ "đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
    [82]. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn - Viện Thông tin khoa học - xã hội, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa những bài học thành công của Đông Á, Hà Nội, 1995.
    [83]. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn - Viện Kinh tế thế giới, Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [84]. Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Một số vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay (dành cho cán bộ lãnh đạo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [85]. Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA, Việt Nam sau 10 năm đổi mới (lưu hành nội bộ), Thông tin chuyên đề, số 8-1996.
    [86]. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Kinh tế phát triển (những vấn đề lý luận), Nxb Giáo dục, 1995.
    [87]. Vũ Anh Tuấn, Báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo 1992 - 1995 và phương hướng nhiệm vụ 1996 - 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 4-1997.
    [88]. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Trung tâm hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn, Phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
    TIẾNG ANH
    [89]. Human development report, 1993, UNDP, New York (P3).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...