Chuyên Đề mối quan hệ giữa sự đa dạng về giới tính trong hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của công ty

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ ĐA DẠNG VỀ GIỚI TÍNH TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
    TY: BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM

    Mục lục
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI . 5
    Lý do chọn đề tài . . 5
    Mục tiêu nghiên cứu . . 5
    Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 5
    Đóng góp của đề tài . 6
    Hướng phát triển của đề tài . 6
    CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 7
    1.1. Vấn đề liên quan . . 7
    1.1.1. Quản trị doanh nghiệp . . 7
    1.1.2. Sự đa dạng của giới tính trong Hội đồng quản trị . . 8
    1.1.3. Sự đa dạng của giới tính và hiệu quả hoạt động tài chính của công ty . . 10
    1.2. Giới thiệu đề tài nghiên cứu . . 13
    CHƯƠNG 2. ĐỊNH LƯỢNG MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ ĐA DẠNG HỘI
    ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY . . 15
    2.1. Cơ sở dữ liệu . 15
    2.2. Phương pháp . . 15
    2.3 Kết quả . 18
    2.3.1 Thống kê mô tả . . 18
    2.3.2 Kết quả thực nghiệm mô hình 1 . 19
    2.3.3 Kết quả thực nghiệm Mô hình 2. . 22
    2.4 Thảo luận . . 26




    - TRANG 2-
    2.4.1 Kỳ vọng văn hóa đối với phụ nữ ở những quốc gia châu Á . 27
    2.4.2 Tiến trình ra quyết định không hiệu quả . 27
    2.4.3 Giới hạn của nghiên cứu . . 28
    CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN . . 31
    PHỤ LỤC . . 33
    Phụ lục I - Thông tin bổ sung của biến . 33
    Phụ lục II - Kiểm định các khiếm khuyết của dữ liệu. 35
    Phụ lục III: Tài liệu tham khảo . . 42


    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Lý do chọn đề tài
    Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa sự đa dạng về giới tính trong Hội đồng quản trị
    và hiệu quả tài chính của công ty. Nhiều nghiên cứu cho rằng hai vấn đề này không tương
    quan, một số khác lại cho rằng chúng có tương quan dương, vài nghiên cứu nhận thấy tồn
    tại mối tương quan âm. Với những quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, thời gian
    nghiên cứu khác nhau cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau.
    Vậy còn tại Việt Nam thì sao? Hiện nay, số lượng bài nghiên cứu về chủ đề này sử
    dụng dữ liệu châu Á rất ít, ở Việt Nam lại càng hiếm. Vì vậy, đề tài này nhằm mục đích
    tìm ra mối liên hệ sự đa dạng về giới tính trong Hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính để
    từ đó có các biện pháp lựa chọn cơ cấu Hội đồng quản trị phù hợp góp phần cải thiện cải
    thiện hiệu quả hoạt động tài chính của công ty.
    Mục tiêu nghiên cứu
     y dựng cơ sở l luận cho mối tương quan giữa sự đa dạng về giới tính
    trong Hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính.
     ác định mối tương quan giữa sự đa dạng về giới tính trong Hội đồng quản
    trị và hiệu quả tài chính.
    Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    Bài nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa sự đa dạng về giới tính và hiệu quả
    tài chính của công ty trong năm tài chính 2010; sử dụng dữ liệu theo năm, các dữ liệu thu
    thập được từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và thông tin công bố trên các website
    của công ty và trang http://cafef.vn; http://www.cophieu68.com. Dữ liệu nước ngoài được
    thu thập từ các bài nghiên cứu liên quan và các thông tin công bố trên website của chính
    phủ các nước và trên thời báo kinh tế quốc tế.




    - TRANG 6-
    Bài nghiên cứu sử dụng Eview, phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS
    nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài và sử dụng Tobin’s Q như là một phương
    pháp để đo lường giá trị thị trường của công ty, qua đó thể hiện hiệu quả tài chính của
    công ty.
    Kết quả mô hình định lượng cho thấy giữa sự đa dạng về giới tính và hiệu quả tài
    chính của công ty có mối quan hệ nghịch biến và không có mối quan hệ nhân quả giữa
    chúng.
    Đóng góp của đề tài
    Đề tài đóng góp vào nghiên cứu về mối tương giữa sự đa dạng về giới tính và hiệu
    quả tài chính của công ty, đề tài này đ được đi vào khai thác trên thế giới từ l u nhưng
    đối với ch u nói chung và iệt Nam nói riêng thì số lượng đề tài nghiên cứu là rất ít
    ì vậy, đề tài được thực hiện nhằm bước đầu đi s u vào nghiên cứu vấn đề này từ đó gợi
    mở các hướng nghiên cứu trong tương lai và có những đề xuất tốt hơn nhằm có cái nhìn
    đúng hơn về vai trò của phụ nữ trong xã hội.
    Hướng phát triển của đề tài
    Đề tài đ cố gắng hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính công ty.
    Dù rằng trong quá trình tìm hiểu vẫn còn nhận thấy vài nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến
    hiệu quả tài chính công ty, như các thuộc tính phi quan sát bao gồm trình độ, kinh nghiệm
    của thành viên Hội đồng quản trị Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào có thể
    lượng hóa được các thuộc tính phi quan sát này vì thế đ hạn chế trong việc thực hiện các
    kiểm định về ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả tài chính, để có thể xem xét một
    cách toàn diện hơn liệu sự đa dạng về giới tính trong HĐQT tác động ở mức độ như thế
    nào đối với hiệu quả tài chính công ty. Hi vọng trong tương lai gần có thể lượng hóa
    được các thuộc tính ấy để các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện hơn




    - TRANG 7-
    CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ GIỚI THIỆU ĐỀ
    TÀI NGHIÊN CỨU.
    1.1. Vấn đề liên quan
    1.1.1. Quản trị doanh nghiệp
    Quản trị công ty có nhiều định nghĩa do cách tiếp cận khác nhau cũng như do bao
    hàm nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.
    "Quản trị doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh học nghiên cứu cách thức
    khuyến khích quá trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các công ty cổ phần bằng việc
    sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức và quy chế - quy tắc. Quản trị
    doanh nghiệp thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính,
    chẳng hạn, những cách thức nào mà người chủ sở hữu doanh nghiệp khuyến khích các
    thành viên của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu tư cao hơn" 1
    "Quản trị công ty là hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh
    nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong
    số những thành phần khác nhau có liên quan tới công ty cổ phần như Hội đồng quản trị,
    Thành viên, cổ đông và những chủ thể khác có liên quan. Quản trị công ty cũng giải thích
    rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành công ty. Bằng cách này,
    Quản trị công ty cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty
    và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc."2
    Quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các bên có quyền lợi liên
    quan khác nhau. Theo Shleifer và Vishny (1997), QTDN để đáp ứng yêu cầu sinh lợi của
    các nhà cung cấp tài chính trên số vốn mà họ đầu tư vào công ty, điều này phù hợp với
    nghiên cứu của Turnbull (1997). QTDN từ l u đ là vấn đề phổ biến đối với các tập đoàn,
    chính phủ, nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính ở
    các thị trường mới nổi vào năm 1997 Vấn đề này cũng được đề cập đến trong bài nghiên
    cứu của Johnson và các cộng sự (2000); Mitton (2002). OECD đầu tiên đưa ra các
    1 Theo “Mathiesen, H., (2002), Managerial Ownership and Financial Performance, Ph.D. dissertation, series
    18.2002, Copenhagen Business School, Denmark”
    2 Theo “OECD (1999, 2004), Principles of Corporate Governance, Paris: OECD.”




    - TRANG 8-
    nguyên tắc QTDN vào năm 1999 (sửa đổi năm 2004) và điều này cung cấp hướng dẫn
    cho các sáng kiến lập pháp và quy định ở cả OECD và cả các nước ngoài OECD. Mặt
    khác, nhiều nghiên cứu đ được thực hiện xem xét mối quan hệ giữa QTDN và giá trị
    doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực của QTDN đến giá trị
    của doanh nghiệp trừ một số trường hợp kết luận mối liên quan không đáng kể như trong
    nghiên cứu của Klein (1998); Bhagat & Black (2001); Bhagat và các cộng sự, (2004).
    Gompers và các cộng sự (2003) đ dẫn chứng về sự tương quan mạnh mẽ giữa QTDN và
    lãi cổ phiếu, họ tìm thấy rằng các công ty có quản trị tốt hơn đ có giá trị công ty cao
    hơn, lợi nhuận và doanh số bán hàng tăng trưởng. Ngoài ra, các công ty có một tỷ lệ cao
    hơn của các thành viên nữ là thành viên HĐQT sẽ có HQTC tốt hơn (Stanwick 2010)
    Tương tự như vậy, Periz-de Toledo (2010) và Silveira và Barrons (2007) tìm thấy một tác
    động tích cực của chất lượng QTDN lên giá trị doanh nghiệp. QTDN là một vấn đề rất
    quan trọng của cả công ty lẫn các nhà đầu tư. QTDN là một mối quan tâm lớn của các
    nhà đầu tư tổ chức và đa số các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả phần bù cho các công ty áp
    dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp. Vị trí của các công ty trong bảng xếp hạng
    QTDN là một tiêu chuẩn cần phải cân nhắc của nhà đầu tư khi đánh giá giá trị cổ phiếu
    của công ty đó (Berthelot và các cộng sự, 2010). Tất cả những kết quả nghiên cứu này
    cho thấy tác động tích cực của QTDN lên giá trị công ty.
    1.1.2. Sự đa dạng của giới tính trong HĐQT
    Người ta tin rằng sự đa dạng của HĐQT có tác động tích cực đối với QTDN (Carter
    và các cộng sự, 2003).Việc quản lý sự đa dạng trong HĐQT tốt giúp tăng cường hiệu quả
    về quá trình ra quyết định của công ty và hình ảnh tốt về sự bình đẳng nam nữ (Rhode và
    các cộng sự, 2010). Một hội HĐQT đa dạng tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc với việc
    thúc đẩy sự sáng tạo, cải thiện quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định (Cox và các
    cộng sự, 1991). Mặc khác, một số lập luận cho rằng sự đa dạng của HĐQT có những bất
    lợi như gia tăng xung đột tiềm ẩn giữa các thành viên HĐQT, hạn chế hiệu quả trong việc
    ra quyết định (Goodstein và các cộng sự, 1994), tăng khó khăn trong việc đạt được sự
    đồng thuận (Knight và các cộng sự, 1999) và có khả năng tăng chi phí cho công ty (Cox
    và các cộng sự, 1991).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...