Luận Văn Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Mục đích của đề tài .1


    3. Phạm vỉ nghiên cứu đề tài 2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Kết cấu của đề tài 3


    CHƯƠNG1


    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN tác giả và quyên liên quan .4


    1.1. Lịch sử hình thành, phát triển về quyền tác giả và quyền liên quan 4


    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thế giới về quyền tác giả và quyền liên quan 4


    1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam về quyền tác giả và


    quyền liên quan .8


    1.2. Khái quát chung về quyền tác giả .10


    1.2.1, Chủ thể quyền tác giả 10


    1.2.1.1, Tác giả .10


    1.2.1.2, Đồng tác giả .10


    1.2.1.3, Chủ sở hữu quyền tác giả .11


    1.2.2, Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 15


    1.2.2.1, Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 15


    1.2.2.2, Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 15


    1.2.3, Nội dung quyền tác giả .16


    1.2.3.1, Quyền nhân thân 16


    1.2.3.2, Quyền tài sản .17


    1.3. Khái quát chung về quyền liên quan .19


    1.3.1. Chủ thể quyền liên quan 19


    1.3.1.1 Chủ sở hữu quyền liên quan 19


    1.3.1.2, Người biểu diễn 19


    1.3.1.3, Tổ chức phát sóng 19


    1.3.1.4, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình .20


    1.3.2. Khách thể quyền liên quan 20


    1.3.2.1. Cuộc biểu diễn 20


    1.3.2.2. Bản ghi âm, ghi hình 22

    1.3.2.3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được


    mã hóa 22


    1.3.3. Nội dung quyền liên quan 23


    1.3.3.1. Quyền của người biểu diễn .23


    1.3.3.2. Quyền của tổ chức phát sóng 25


    1.3.3.3. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình 26


    1.4. Khái quát mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan .27


    1.4.1. Khải quát chung về moi quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan . 27


    1.4.2. Cơ sở phát sinh moi quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan .28


    1.4.3. Sự tác động qua lại trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan .32


    CHƯƠNG 2


    THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN tác giả vả quyên liên quan 34


    2.1 Nội dung mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan 34


    2.1.1. Quyền tác giả vói người biểu diễn 34


    2.1.2. Quyền tác giả với Nhà sản xuất bản ghi âm .34


    2.1.3. Quyền tác giả đối vói Tổ chức phát sóng .35


    2.2. Thực trạng phát sinh từ mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan .35


    2.2.1. Sự ràng buộc của quyền tác giả đối với chủ thể quyền liên quan .35


    2.2.2. Sự hạn chế tính phổ biến của tác phẩm .36


    2.3.3. Chủ thể quyền tác giả vi phạm quyền liên quan .37


    2.2.4. Chủ thể quyền liên quan vi phạm quyền tác giả 39


    2.2.5. Chủ thể quyền liên quan vi phạm quyền liên quan .41


    2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan 42


    2.5.1 Quyền tự bảo vệ .42


    2.5.2 Biện pháp dân sự 43


    2.5.3. Biện pháp hành chỉnh 44


    2.5.4. Biện pháp hình sự 45


    CHƯƠNG 3


    PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .46


    3.1 Nguyên nhân vi phạm bản quyền đối với quyền tác giả và quyền liên quan 46


    3.2 Phương hướng hoàn thiện 49


    3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý của Nhà nước trong công tác bảo hộ quyền


    tác giả và quyền liên quan 49

    3.2.2 Nâng cao ỷ thúc pháp luật sở hữu trí tuệ của công dân 53


    3.3 Một số đề xuất .56


    KẾT LUẬN .59

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Quyền tác giả, quyền liên quan là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam tuy ý tưởng về quyền tác giả đã hình thành ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và được tiếp tục ghi nhận tại các bản Hiến pháp sau. Ngoài ra, tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Hải quan, Bộ luật Hình sự và các luật, văn bản pháp quy khác cũng đã có các quy định về quyền tác giả.


    Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả và đã xác lập được hành lang pháp lý an toàn , khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Vì vậy, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người của Nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua, pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt. Pháp luật đã tạo lập môi trường khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung, trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, là công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả, ngăn chặn những sản phẩm văn hóa độc hại, bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia.


    Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình đến phát thanh, truyền hình đều tôn trọng các quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.


    Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả , quyền liên quan cũng đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kể trên, có vụ việc nghiêm trọng. Thị trường băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình được báo động về tình trạng nhập lậu qua biên giới, sao chép tùy tiện không phép đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Tình trạng in lậu sách vẫn chưa được chấm dứt. Việc sao chép, sử dụng không phép các chương trình phần mềm đang là vấn đề gây ảnh hưởng đến chính sách đàu tư phát triển công nghệ thông tin của Nhà nước, làm thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn tình hình trên.


    2. Mục đích của đề tài


    Nghiêm cứu về các hành vi vi phạm quyền tác giả , quyền liên quan giữa các chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan để thấy được mối quan hệ về mặt pháp lý cũng như những quan hệ trong thực tiễn khi các chủ thể khai thác t ác phẩm văn học , nghệ thuật đế thấy giữa các chủ thế này đã xâm phạm quyền lợi lẫn nhau dẫn đến thực trạng vi phạm bản quyền như ngày nay . Từ đó có những phương pháp ngăn chặn vấn nạn này, góp phần bảo vệ quyền lợi c ủa các chủ thể có quyền và cả công chúng , thực hiện chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ của Nhà nước , khuyến khích sự sáng tạo trong người dân.


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    Với đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm văn học , nghệ thuật để thấy được mối quan hệ giữa chúng , đồng thời tìm ra những hành vi vi phạm quyền tác giả , quyền liên quan mà chủ yếu xuất phát từ các chủ thể có quyền này nhằm đưa ra những phương hướng ngăn chặn , giải quyết vấn nạn vi phạm bản quyền trong thời đại ngày nay.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện đề tài, người viết dùng nhiều phương pháp hỗ trợ với nhau trong quá trình nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh . cùng với quan điểm , chính sách của nhà nước về Sở hữu trí tuệ nói chung quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Sau đây là một số phương pháp để nghiên cứu đề tài này:


    Phương pháp tổng hợp: thông qua việc tra cứu tài liệu để có thể tổng hợp nên những vấn đề lý luận cũng như thực trạng vi phạm quyền tác giả , quyền liên quan ngày nay. Từ đó có những phương pháp ngăn chặn , giải quyết thực trạng đó, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ , bảo vệ quyền lợi của tác giả và những người có liên quan.


    Phương pháp phân tích: nêu ra những vấn đề có tính lý luận, thực tiễn, tiến hành phân tích với hoàn cảnh khách quan để có những kết luận hoàn thiện.


    Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp kết hợp lẫn nhau một cách linh hoạt để tạo thành những phương pháp có hiệu quả.

    5. Kết cấu của đề tài


    Kết cấu đề tài gồm có ba phần:


    - Lời nói đầu.


    - Nội dung của đề tài gồm ba chương:


    Chương 1: Khái quát chung về quyền tác giả và quyền liên quan Chương 2: Thực trạng bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan Chương 3: Phương hướng hoàn thiện và một số đề xuất


    - Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...