Tiểu Luận Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức và việc vận dụng vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu củ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 2
    I. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức 3
    1. Khái niệm nội dung và hình thức 3
    2. Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 4
    a) Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức . 4
    b)Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật 4
    c)Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung . 5
    II. Tìm hiểu về thương hiệu 5
    1. Thương hiệu là gì? . 5
    2. Cấu tạo của một thương hiệu bao gồm 2 thành phần 6
    III. Thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 6
    1.Thương hiệu và việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu 7
    a) Xây dựng, quảng bá thương hiệu 7
    b) Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: 10
    c) Tác động của thương hiệu đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:11
    2.Vận dụng của mối quan hệ giữa hình thức và nội dung trong thực tế . 13
    KẾT LUẬN 15
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 16





    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết đến rất nhiều thương hiệu của Việt Nam như Việt Tiến, Biti’s, Hồng Hà
    Để xây dựng được lòng tin đối với khách hàng, các Doanh nghiệp đã phải đồng thời chú ý đến nội dung và hình thức sản phẩm của mình. Hính nhờ vào sự sáng tạo, đổi mới của của nhà sản xuất trong từng sản phẩm mà các thương hiệu của Việt Nam dần được quảng bá và phát triển ngày một mạnh mẽ.
    Được giới thiệu và nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thức và nội dung trong chương trình “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin”, nhận thấy ứng dụng của chúng trong thực tiễn xây dựng và quảng bá thương hiệu, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức và việc vận dụng vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”.
    Bài viết còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được góp ý từ các thầy cô để có thể nâng cao hiểu biết, nắm chắc vấn đề mà em đã lựa chọn.
    Em xin chân thành cảm ơn!








    I. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
    1. Khái niệm nội dung và hình thức.
    - Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
    - Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bần vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
    Ví dụ, nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các khí quan cảm giác, các hệ thống, các quá trình hoạt động của các hệ thống để tạo nên cơ thể đó. Hình thức của một cơ thể động vật à trình tự sắp xếp, liên kết các tế bào, các hệ thống tương đối bền vững của cơ thể. Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả những yếu tố vật chất như con người, công cụ lao động, đối tượng lao động, các quá trình con người sử dụng công gụ để tác động vào đối tượng lao động, cải biến nó tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người. Còn hình thức của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, quy định đến vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.
    Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Ví dụ, nội dung một tác phẩm văn học là toàn bộ những sự kiện của cuộc sống hiện thực mà tác phẩm phản ánh, còn hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể loại, những phép thể hiện được tác giả sử dụng trong tác phẩm như phương pháp xây dựng bố cục, nghệ thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ Ngoài ra, một tac phẩm văn học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình bày, khổ chữ, kiểu chữ Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...