Tiểu Luận Mối quan hệ giữa nhà văn, hiện thực và tác phẩm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    A.Phần mở đầu 2
    I./ Lý do chọn đề tài . 2
    II./ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    B. Phần nội dung .4
    I./ Những vấn đề lý luận chung của đề tài 4
    1./ Tiền đề lý luận triết học . 4
    2./Vấn đề chung của mối quan hệ nhà văn, hiện thực và tác phẩm 6
    II./ Nội dung cơ bản MQH giữa nhà văn, hiện thực, tác phẩm 8
    1./Nhà văn và hiện thực 8
    2./ Hiện thực và tác phẩm . 10
    3./ Tính thực tiễn của đề tài .13
    Tài liệu tham khảo .18
    Kết luận 19



    A.Phần mở đầu
    I./ Lý do chọn đề tài

    Từ xa xưa mối quan hệ giữa triết học và các hình thái ý thức xã hội khác( khoa học, đạo đức, tôn giáo, văn học ) rất gắn bó với nhau. Chúng đều phản ánh sự tồn tại của xã hội. Mác từng cho rằng: triết học không đứng ngoài thế giới cho nên triết học và văn học có quan hệ khăng khít khi cùng nhận thức thế giới. Triết học là khoa học tìm hiểu những quy luật chung, khái quát nhất của tồn tại tức tự nhiên, xã hội và con người. Triết học tạo ra một hệ thống quan điểm, quan niệm về toàn bộ thế giới như một cái toàn vẹn siêu tổng cộng. Nó cung cấp cho mọi người, trong đó có nhà văn một cái nhìn, cách rút ra kết luận về đối tượng nhận thức và từ đó hỗ trợ nhà văn tư duy sáng tạo những sáng tạo nghệ thuật. Văn học gặp triết học Macxít không chỉ ở chỗ giải thích thế giới mà ở cả xu hướng muốn làm cuộc sống tốt đẹp hơn, cải tạo thế giới, tìm kiếm những nỗ lực kéo con người ra khỏi sự tha hóa trong tâm hồn. Các tư tưởng triết học thường hiện ra trong hình tượng của thế giới nghệ thuật và những tác phẩm văn học lớn thường chứa đựng các khái quát sâu sắc về lịch sử, lẽ sống, con người. Các nhà thơ: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vichto Huygô là những cây bút mà tư tưởng thi ca đều mang tầm triết lý. Và cũng không hiếm những tác phẩm triết học được thể hiện dưới hình thức văn chương như sáng tác của Lão tử, Trang Tử, Arixtốt có thể thấy sau triết học, văn học là hình thái ý thức triết lý xã hội nhân sinh nhất. Triết học giúp văn học đạt được chiều sâu tư tưởng nhận thức rộng hơn. Triết học khi ngấm vào văn học dưới dạng những hình tượng nghệ thuật, bức tranh đời sống, ngôn ngữ cảm xúc thì dễ đi sâu vào tình cảm, tư tưởng độc giả hơn là các mệnh đề lý luận, triết lý trừu tượng. Không ít những nhà văn vận dụng tư tưởng triết học vào trong sáng tác của mình thông qua thế giới khách quan và nhân sinh quan. Có thấm nhuần tư duy triết học khi nhìn vào hiện thực cuộc sống thì mới thấy được bản chất cuộc sống tốt hay xấu, lương thiện hay độc ác Trên cơ sở đó, tôi xin được tìm hiểu một khía cạnh trong vấn đề triết học trong văn học: Mối quan hệ giữa nhà văn, hiện thực và tác phẩm.

    II./ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Triết học được ấp ủ từ cuộc sống hàng ngày để trở thành “khoa học của mọi khoa học”. Triết học là một tri thức nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất của con người là hạnh phúc. Mối quan hệ giữa triết học và văn học đều không ngoài mục đích nhân sinh. Và sự thẩm thấu của văn học từ triết học là tất yếu. Nhờ lý luận triết học soi đường, nhiều nhà văn cho ra đời những tác phẩm bất hủ. Làm nên thành công đó ngoài thiên chất của nhà văn mà còn do môi trường sống và thế giới quan của họ. Với giới hạn hiểu biết của mình, tôi chỉ muốn làm rõ hơn mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực, tác phẩm. Ba phương diện nhà văn, tác phẩm và hiện thực gắn bó khăng khít với nhau, không tách rời nhau. Chúng có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành nên thế giới quan của nhà văn và tác phẩm hoàn chỉnh.Việc tìm hiểu mối quan hệ này, tôi sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về lĩnh vực văn chương. Qua đó, giúp người nghiên cứu trau dồi kiến thức hơn trong lĩnh vực giảng dạy của mình ở trường phổ thông. Trong phạm vi cho phép, bài nghiên cứu gồm có những nội dung cơ bản sau:
    - Những vấn đề lý luận chung của đề tài
    - Mối quan hệ giữa nhà văn, hiện thực và tác phẩm
    - Tính thực tiễn của đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...