Thạc Sĩ Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

    THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài : Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam. Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62 34 01 02 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Tâm Khoá: 2009 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Dung Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Bằng nghiên cứu này, tác giả đã góp phần bổ sung cho khoảng trống nghiên cứu về lãnh vực hành vi lãnh đạo trong tổ chức ở khía cạnh học thuật và thực tiễn. 1. Đóng góp lý thuyết Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của lãnh đạo đến hoạt động của tổ chức, nhưng cho đến nay tất cả các lý thuyết lãnh đạo khi áp dụng thực nghiệm đều chưa đáp ứng đầy đủ so với yêu cầu thực tế và cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung và do đó, điều này lại càng cần thiết tại Việt Nam, khi mà phần lớn các doanh nghiệp còn chưa chú trọng nhiều đến nghệ thuật lãnh đạo. Kiểm định mô hình lý thuyết lãnh đạo ba chiều trên cơ sở tập hợp nhiều lý thuyết về lãnh đạo để xây dựng thang đo cho ba thành phần trong mô hình này là đóng góp có ý nghĩa nhất trong nghiên cứu, cụ thể: Thứ nhất, định hướng nhiệm vụ và định hướng quan hệ trong mô hình lãnh đạo ba chiều là sự thể hiện của những khái niệm: quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người trong lý thuyết lãnh đạo hành vi, nó hướng dẫn cách thức hành động cho người lãnh đạo khi ra quyết định. Đối với chiều thứ ba: định hướng đại diện/tham gia lại là vận dụng đặc điểm của nhiều lý thuyết khác, bao gồm: lý thuyết đặc điểm cá tính, lãnh đạo nghiệp vụ, lãnh đạo mới về chất nhằm xây
    dựng nhận thức lãnh đạo về văn hóa tổ chức, quy trình nội bộ, các chính sách nhân sự cho người lãnh đạo. Do đó, khi xây dựng thang đo cho 3 thành phần này nghiên cứu đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu lý thuyết và đồng thời có vận dụng phù hợp với nhận dạng thực tế trong điều kiện của Việt Nam. Thứ hai, xét về mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất hầu như chưa được thực hiện trước đây, do đó việc kiểm định mô hình lãnh đạo 3 chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, được xem là nghiên cứu mới, làm cơ sở lý thuyết gợi ý cho việc phát triển các mô hình lãnh đạo khác trong điều kiện của Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu có giá trị đóng góp vào cơ sở lý thuyết bằng việc chứng minh các mối quan hệ thuận chiều của 3 thành phần trong mô hình lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các thang đo đều phù hợp với dữ liệu thị trường đáp ứng được: giá trị phân biệt, phương sai trích, độ tin cậy tổng hợp 2. Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu có những đóng góp có ý nghĩa thực tiễn sau: Thứ nhất, nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần của mô hình lãnh đạo ba chiều, từ dữ liệu thực nghiệm đã chứng minh thang đo đảm bảo đầy đủ giá trị nội dung và độ tin cậy, qua đó giúp nhận diện đầy đủ về nhiệm vụ lãnh đạo, năng lực lãnh đạo cũng như nhận thức về lãnh đạo nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động tổ chức. Thứ hai, nghiên cứu đã kiểm định thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp với bốn thành phần đo lường: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển, thang đo cũng đã đảm bảo được giá trị nội dung cần thiết và độ tin cậy.
    Thứ ba, trên cơ sở kết quả của các giá trị thang đo sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu thêm cơ sở tham khảo tiếp tục thực hiện các nghiên cứu mới về hành vi lãnh đạo. Như kết quả của nghiên cứu cho thấy, không chỉ yêu cầu về định hướng nhiệm vụ và xây dựng mối quan hệ trong công việc của người lãnh đạo mà định hướng đại diện/tham gia hay nói khác đi là tạo điều kiện cho người lao động cùng tham gia vào công tác lãnh đạo, chú đến xây dựng hình ảnh của người lãnh đạo cũng ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu, một số chính sách về quản trị nhân sự cũng được đề xuất để các doanh nghiệp có điều kiện tham khảo, cụ thể là những chính sách huấn luyện về kỹ năng, xây dựng khung năng lực và nhận thức lãnh đạo Vì theo Barbara (2003), tình trạng người lao động bỏ việc là có nguyên nhân từ hình ảnh và hành vi lãnh đạo của người lãnh đạo. TP.Hồ Chí Minh, ngày7 tháng 05 năm 2014 Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...