Luận Văn Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC

    Làm thế nào để có thể đánh giá một nền kinh tế mạnh hay yếu? Biểu hiện của nó thể hiện trên những nhân tố nào? Những nhân tố để có thể đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát và thất nghiệp, giá cả đồng tiền của quốc gia đó Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất của không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.

    Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn, sự biến động liên tục trong nền kinh tế có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài trong nhiều năm song cũng có những năm lạm phát cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Nhà nước đã có nhiều chính sách để điều chỉnh nền kinh tế, phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, do xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài bắt đầu bước sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực tính phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới càng lớn.

    Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ đó có những chính sách phát triển phù hợp đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”. Đề tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó kiến nghị, đề xuất một số biện pháp để một mặt kiềm chế lạm phát, một mặt tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kiềm chế lạm phát của Nhà nước ta trong thời gian tới.

    Đề tài bao gồm có 4 chương:

    Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài

    Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

    Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009

    Chương 4. Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam








    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 1

    1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

    1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2

    1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. 2

    1.3.1. Mục tiêu chung. 2

    1.3.2. Mục tiêu cụ thể. 3

    1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu. 3

    1.5. Phạm vi nghiên cứu. 3

    1.5.1. Phạm vi không gian. 3

    1.5.2. Phạm vi thời gian. 3

    1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu. 3

    1.6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học. 3

    1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn. 4

    1.7. Kết cấu của đề tài 4

    CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 5

    2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản. 5

    2.1.1. Lạm phát và các khái niệm liên quan đến lạm phát 5

    2.1.2. Thất nghiệp và các khái niệm liên quan. 6

    2.2. Lạm phát, thất nghiệp và quan điểm một số nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 7

    2.2.1. Lạm phát – nguyên nhân và tác động. 7

    2.2.2. Thất nghiệp – nguyên nhân và tác động. 9

    2.2.3. Quan điểm của nhà kinh tế học A.W.Phillips. 10

    2.2.4. Sự phát triển quan điểm của A.W.Philips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn (Đường Philips dài hạn). 11

    2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 13

    2.4. Những nghiên cứu có liên quan. 13

    2.5. Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 14



    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 15

    3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề. 15

    3.1.1. Kế hoạch nghiên cứu đề tài 15

    3.1.2. Các giả thiết trong mô hình nghiên cứu. 15

    3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu. 15

    3.1.4. Phân tích số liệu. 16

    3.1.5. Xây dựng mô hình nội dung nghiên cứu. 16

    3.2. Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam 16

    3.2.1. Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 16

    3.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009. 18

    3.2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường quốc tế. 18

    3.2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường trong nước. 20

    3.3. Kết quả tổng hợp, đánh giá của các chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 23

    3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp. 25

    CHƯƠNG 4. CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 29

    4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 29

    4.2. Các thảo luận về mối quan hệ giữa lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 qua nghiên cứu 39

    4.3. Dự đoán mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2010 - 2020. 40

    4.4. Một số đề xuất, kiến nghị đối với việc cắt giảm tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015. 41

    4.4.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát 41

    4.4.1.1. Các giải pháp trong ngắn hạn. 41

    4.4.1.2. Những giải pháp trong dài hạn. 42

    4.4.2. Giải pháp tăng trưởng việc làm 43

    4.4.2.1. Giải pháp về vấn đề kinh tế. 43

    4.4.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách. 44

    4.4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lí của Nhà nước và sự phối hợp của các tổ chức Đoàn thể trong việc giải quyết việc làm 44

    4.5. Những hạn chế nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 45

    4.5.1. Những hạn chế nghiên cứu. 45

    4.5.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 46




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...