Tài liệu Mối quan hệ giữa kinh tế & chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trên quan điểm toàn diện

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa kinh tế & chính trị trong công cuộc đổi mới ở VN trên quan điểm toàn diện

    LỜI NÓI ĐẦU
    Đối với một xã hội có giai cấp, có nhà nước thì sự phát triển của một xã hội luôn là một vấn đề cấp bách và không thể thiếu được để nhà nước đó tồn tại. Một số nhà kinh tế Mỹ cho rằng: “sự quan tâm hiện nay đối với vấn đề tăng trưởng kinh tế không là ngẫu nhiên, mà đó chính là kết quả của sự lo lắng rằng nếu không có tăng trưởng thì sẽ không đủ việc làm, mặt khác do kết quả của những cuộc xung đột quốc tế hiện nay đã biến vấn đề tăng trưởng thành điêù kiện để tồn tại”. Nhưng chúng ta cũng thể phủ nhận một điều: là phải phát triển toàn diện bởi xã hội là một tổng thể của nhiều mặt cấu thành mà ít nhất là ba phương diện: kinh tế, chính trị và xã hội. Hơn thế nữa kinh tế còn là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển xã hội. Bởi vậy đổi mới kinh tế là gốc, là cơ sở cho toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử. Chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội như : pháp quyền, khoa học, giáo dục, văn hoá .Đó là hình thức xã hội phục vụ cho kinh tế. Do đó các mặt hình thức này tác động ngược trở lại nền kinh tế. Trong thực tế, cho dù điều kiện của mỗi nước khác nhau nhưng đối với sự phát triển và đổi mới thì kinh tế, chính trị và xã hội là không thể tách rời nhau. Nhưng nếu đứng trên phương diện triết học mà cụ thể là xuất phát từ quan điểm toàn diện thì chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Để từ đó làm sáng tỏ những vấn đề cấp bách hiện nay trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Bài tiểu luận này của em chỉ nêu ra được một số vấn đề nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung từ phía các thầy cô giáo về đề tài này của em. Để em từng bước được nâng cao nhận thức và trình độ lý luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
    I. NGUYÊN LÝ VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN. TỪ ĐÓ RÚT QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN.
    1. Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến:
    a. Khái niệm.
    Liên hệ: Trong đời sống hàng ngày, khái niệm liên hệ chỉ dùng với nghĩa hẹp và siêu hình, dùng để chỉ cái không thể tách rời giữa cái này với cái kia.
    Trong triết học, từ này mang ý nghĩa bao quát, mang tính biện chứng của nó, chỉ sự ràng buộc lẫn nhau đồng thời tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới.
    Liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến được thể hiện thông qua những mối liên hệ cụ thể. Liên hệ phổ biến là sự khái quát những liên hệ cụ thể.
    b. Nội dung nguyên lý:
    Tất cả mọi sự vật hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới không cái nào tồn tại một cách biệt lập, cô lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật và hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, ràng buộc nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Không có tồn tại nào là tồn tại một cách tuyệt đối so với một tồn tại khác. Mọi tồn tại đều là một hệ thống mở. Mọi sự vật và hiện tượng của thế giới đều có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ chẳng những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên trong xã hội và trong tư duy mà còn diễn ra ở các yếu tố, các quá trình của sự vật và hiện tượng. Mối liên hệ này là khách quan, nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong quá trình tự nhiên, xã hội và trong tư duy.
    Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới là đa dạng và phong phú: có mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và không trực tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu .Với mọi sự vật, hiện tượng đều có muôn vàn những mối quan hệ khác nhau, trong mỗi loại quan hệ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vật, hiện tượng đó. Chính vì vậy ta phải xem xét sự vật đó trong mối quan hệ cụ thể.
    2. Rút ra quan điểm toàn diện.
    Từ nguyên lý về mối quan hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu bất cứ một sự vật, hiện tượng nào. Như vậy tức là khi xem xét một sự vật, hiện tượng hay nhận thức và giải quyết một vấn đề gì thì phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng khác, xem xét tất cả mọi mặt, các yếu tố, kể cả các khâu trung gian, phải đặt nó trong mọi mối liên hệ có thể có. Như vậy, nó có thể giúp ta tránh được sự phiến diện khi giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng phân biệt được vị trí, vai trò của mỗi mặt, mỗi mối liên hệ khác nhau trong tổng thể của nó. Có như vậy mới thực sự nắm bắt được bản chất của sự vật mà không bị rơi vào ngụy biện trong nhận thức và bất quyết trong hành động. Chính vì lẽ đó mà quan điểm toàn diện đã bao hàm trong bản thân nó quan điểm lịch sử cụ thể.
    II. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ-TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TRÊN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN.
    Nguyên tắc toàn diện bắt nguồn từ mối liên hệ phổ biến, được nhận thức và được đề lên thành nguyên lý chỉ đạo phương pháp hành động và suy nghĩ. Theo nguyên tắc này thì bản thân nền kinh tế cũng không tồn tại trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế-chính trị-ngoại giao, kinh tế-chính trị, đạo đức-pháp quyền, kinh tế-chính trị-khoa học-kỹ thuật mà trong đó quan hệ giữa kinh tế và chính trị là một trong những vấn đề cơ bản cần quan tâm trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Đây là vấn đề luôn được đặt ra và giải quyết trong suốt quá trình đổi mới. Những thành tựu đạt được trong suốt hơn 10 năm đổi mới vừa qua không thể tách rời khỏi việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Việc nhận thức mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũng không ngừng phát triển, gắn liền với thực tiễn công cuộc đổi mới.
     
Đang tải...