Tài liệu Mối quan hệ giữa giá cả và cung-cầu

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Tiêu
    - Hiểu khái niệm, đặc điểm và vai trò giá cả nông sản và thực phẩm;
    - Sử dụng sơ đồ cung và cầu để xác định giá và lượng cân bằng và dự báo sự thay đổi của giá và lượng;
    - Quan hệ quy luật một giá với tất cả các giá trên một thị trường nông sản và thực phẩm;
    - Phân biệt giữa hình thành giá và định giá
    Khái Niệm giá cả
    + Kinh tế chính trị cổ điển
    Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
    +Kinh tế học hiện đại
    Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng trong nước và nước ngoài v.v . Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.
    Giá nông sản
    - Giá nông sản thường dễ biến động hơn giá của hàng hoá phi nông nghiệp và dịch vụ khác
    - Bản chất sinh học của sản xuất nông nghiệp là một trong yếu tố quan trọng làm cho sự không ổn định của giá nông sản
    - Có thời gian chậm trễ rất lớn từ lúc ra quyết định sản xuất cho tới khi có sản phẩm cuối cùng
    - Bản chất cầu của nông sản cũng là một yếu tố làm giá nông sản không ổn định
    - Định giá ở cấp nông trại thường cạnh tranh hơn và phi tập trung hơn so với các ngành công nghiệp khác
    - Do sự khác nhau về cấu trúc thị trường mà giá nông sản có xu hướng mềm dẻo (linh hoạt) hơn so với giá của hàng hoá phi nông nghiệp
    - Trong ngắn hạn, giá nông sản có thể vượt quá các mức cân bằng dài hạn để phản ứng với sự thay đổi các yếu tố kinh tế
    - Các yếu tố kinh tế bao gồm chính sách liên quan đến cung tiền, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái, thương mại, và trợ giúp của nước ngoài.
    Vai trò của giá cả trong nền kinh tế cạnh tranh
    - Giá định hướng và điều chỉnh những quyết định về sản lượng và những quyết định về phân phối của người sản xuất.
    - Giá định hướng và điều chỉnh quyết định tiêu dùng.
    - Giá định hướng và điều chỉnh quyết định marketing về thời gian, hình thức và không gian.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...