Tiểu Luận Mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: Mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    I.Cơ sở lý luận
    I.1: Khái quát về GDP
    I.1.1: Khái niệm
    I.1.2: GDP của Việt Nam
    I.2: Khái quát về thuế thu nhập VN
    I.2.1: Khái niệm
    I.2.2: Thuế suất
    I.2.3: Chính sách thuế thu nhập VN
    I.3: Mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập
    II. Thực trạng mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập GĐ 2007 -2012
    III. Đề xuất

    I.Cơ sở lý luận:
    I.1: Khái quát về GDP
    I.1.1: Khái niệm
    Trong kinh tế học, GDP hay tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
    Có 2 loại GDP mà Việt Nam tính hiện nay:
    · GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.
    · GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.Ở Việt Nam lấy năm gốc là 1994 nhưng theo Tổng cục trưởng cục thống kê thì để đảm bảo tính chính xác GDP thực tế, các thống kê trong những năm tới bắt đầu thu thập số liệu để chuyển kỳ gốc tính GDP và các chỉ số khác sang năm 2010.
    Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:
    · Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia.
    · GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.
    · GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.
    · GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
    · GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP. Xem thêm Truyện ngụ ngôn về cửa sổ gẫy.
    · GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.
    I.1.2: GDP của Việt Nam
    GDP của Việt Nam được tính từ báo cáo của các tỉnh, thành phố (gọi chung là tỉnh) trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, thời gian tới, Tổng cục Thống kê sẽ thay thế các cục thống kê tính chỉ số này, nhiệm vụ của các cục thống kê chỉ cung cấp thông tin và số liệu về Tổng cục. Điều này đồng nghĩa với việc các địa phương sẽ không có quyền tự tính GDP nữa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...