Tiểu Luận Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 (9đ)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm kinh tế vĩ mô
    Đề tài: Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 (9đ)
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu . 1
    I. Cơ sở lý luận 2
    1. Khái quát về FDI và tăng trưởng kinh tế 2
    1.1 FDI . 2
    1.1.1 Khái niệm . 2
    1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng FDI . 2
    1.1.3 Đặc điểm FDI 3
    1.2 Tăng trưởng kinh tế (GDP) 3
    1.2.1 Khái niệm . 3
    1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế . 3
    2. Một số lý thuyết về FDI 4
    3. Điểm qua một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 5
    II. Phân tích mô hình . 6
    1. Xây dựng mô hình 6
    2. Mô tả số liệu 6
    3. Phân tích kết quả mô hình eview . 6
    III. Tổng kết chung 9
    1. Kết luận về hiện trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ năm 2007 -2012 9
    2. Đề xuất . 10
    Tài liệu tham khảo . 11


    LỜI MỞ ĐẦU

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) không còn là vấn đề xa lạ đối với việc nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay. FDI có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI là tăng trưởng kinh tế. Bởi các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp, vì vậy FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, FDI còn tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động Thực tế thì không phải bất cứ nước nào cũng sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả, điều này dẫn đến một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Thực trạng này càng khiến cho việc đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế càng được quan tâm hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Xuất phát từ thực tế và cũng là một trong những người quan tâm đến vấn đề nêu trên nên nhóm đã chọn đề tài: Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012.



    I. Cơ sở lý luận:
    1. Khái quát về FDI và tăng trưởng kinh tế:
    1.1 FDI:
    1.1.1 Khái niệm:
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI).
    Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra khái niệm FDI, được chấp nhận khá rộng rãi: “FDI là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp”. (IMF)
    Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” (Khoản 3,Điều 2).
    Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào khác vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài: chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau. Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà cũng thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.
    1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng FDI:[1]
    - Thứ nhất, môi trường đầu tư, bao gồm: môi trường pháp lý minh bạch phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, lạm phát được kiểm soát tốt; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi trong một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến các nhà đầu tư dè dặt và quan ngại trong bảo toàn vốn và thu nhập. Các nước có nền kinh tế-xã hội ổn định sẽ có khả năngthu hút nguồn vốn FDI cao.
    - Thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng phải đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, liên quan đến cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được bảo toàn.
    - Thứ ba,độ mở của nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị. Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

    [HR][/HR][1]MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, (2010).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...