Luận Văn Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:
    Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người không còn phụ thuộc vào tự nhiên nữa mà chuyển sang giai đoạn cải tạo tự nhiên và hoà đồng cùng với thiên nhiên. Tuy nhiên ở mức độ nào đó con người vẫn đang dùng khoa học kỹ thuật để tận dụng thiên nhiên và chống chọi với thiên nhiên trong văn hoá ứng xử. Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tự nhiên không chỉ làm môi trường để con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng tạo ra những giá trị văn hoá.
    Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Khí hậu nơi đây nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng xử sao cho phù hợp với tự nhiên để sinh tồn. Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở hình thành nền văn hoá vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nó là bản sắc riêng- là cái hồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,cùng với sự giao lưu tiếp biến của văn hoá bên ngoài nhưng người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình.
    Đề tài mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc là đề tài hay và hấp dẫn. Nó giúp chúng ta trả lời được câu hỏi điều kiện địa lý có ảnh hưởng như thế náo dến văn hoá ứng xử của con người và văn hoá dân tộc. Dân tộc mà tôi đề cập đến trong bài làm của mình là dân tộc Việt Nam.
    Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên nhưng hầu như các công trình chỉ nêu khái quát được mọt phần nào đó, vẫn còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ mà chưa được giải quyết. đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc”.
    2.Lịch sử vấn đề:
    Như đã nói ở trên vấn đề văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu.
    Trần Ngọc Thêm trong cuốn “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” viết. “Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên-cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của mỗi hệ thống văn hoá.” Trong phần này tác giả đã nêu khá khái quát con gnười đã ứng xử với môi trường tự nhiên như thế nào “việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc kĩnh vực ứng phó: mặc và ở là để ứng phó với thời tiết, khí hậu đi lại là ứng phó với khoảng cách.[1]
    Trong cuốn “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” do Trần Quốc Vượng ( chủ biên ) các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa văn hoá với môi trường tự nhiên “ con người tồn tại trong tự nhiên, bới vậy mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên cũng là một mặt cơ bản cuả đời sống văn hoá”. [2]
    Trần Diễm Thuý trong cuốn “ cơ sở văn hoá Việt Nam” viết: “thích ứng với tự nhiên là một đặc điểm thể hiện tính cách hoà đồng, tính cách yêu quý thiên nhiên và cũng là một cách biểu hiện văn hoá của người Việt cổ.”
    Trong cuốn đề cương bài giảng Địa văn hoá thế giới của Tiến Sỹ Đậu Thị Hoà cũng đã phân tích mối quan hệ giữa những điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc.
    Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu có đề cập đến vấn đề này nhưng tôi chưa kịp thống kê hết. Nhưng nhìn chung các tài liệu chỉ tập chung phân tích một phần nào đó của vấn đề hoặc chỉ đề cập một cách tổng quát chủ yếu là đề cập đến văn hoá ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Chứ chưa có ai phân tích kỹ mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc. Đề tài còn nhiều vến đề cần đi sâu vào nghiên cứu. với đề tài này tôi muốn góp phần nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc một cách toàn diện nhất.
    3. Mục đích nghiên cứu :
    Văn hoá là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một hiện tượng đặc biệt của con người. Một hiện tượng luôn gắn với thời gian và không gian có ý nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn hoá người có mối quan hệ mật thiết với lịch sử và không gian lãnh thổ. Chính vì vậy mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử của con người.
    Đồng thời đề tài là sự mở rộng nghiên cứu toàn diện những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc, mà những nét văn hoá đó được hình thành từ cơ sở của điều kiện tự nhiên.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Trong bài làm của mình phần mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử của con người tôi chỉ nêu một cách khái quát.Mà chủ yếu là phân tích kỹ mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với văn hoá dân tộc.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong bài làm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp liên ngành văn hoá học.
    - Phương pháp nghiên cứu thống kê.
    - Phương pháp tổng hợp.
    - Phương pháp phân tích tài liệu.
     
Đang tải...