Luận Văn Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam (2012)

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU.

    Năm 2006 kết thúc, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có những bước phát triển nhanh chóng. Hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng đã thể hiện sự tự vươn lên của Việt Nam. Điều đó cho thấy 20 năm đổi mới đã mang lại cho chúng ta rất nhiều điều. Nhưng hầu như tất cả những nhà kinh tế lạc quan nhất vẫn tỏ ra lo lắng về nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ sự phát triển của chúng ta là tốt nhưng bên trong nó lại chứa những nguy cơ, thách thức khiến cho sự phát triển không thật sự vững chắc. Một trong những thách thức đó lại xuất phát từ chính nguồn gốc cho sự phát triển: đó là hoạt động đầu tư của Việt Nam. Là nước có tốc độ tăng trưởng thuộc top cao nhất thế giới, có tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng nhanh qua các năm, nhưng thách thức về hiệu quả sử dụng vốn lại là bài toán khó đối với Việt Nam. Chỉ một so sánh nhỏ rằng Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng bình quân cao hơn Việt Nam, nhưng họ lại có tỷ lệ sử dụng vốn và nguyên vật liệu ít hơn. Hơn nữa sự phát triển của Việt Nam lại không đi kèm với sự tăng lên tương xứng về tiềm lực công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Điều đó khiến chúng ta không khỏi lo lắng rằng Việt Nam đang phát triển nhưng không khỏi thua kém các nước khác một cách tương đối. Vì vậy, việc xem xét lại hoạt động đầu tư để tìm ra những hạn chế hòng khắc phục và đẩy mạnh hiệu quảt của hoạt động đầu tư là rất cần thiết và một điều có thể nhận thấy khá rõ ràng muốn phát triển nhanh và vững chắc cần phải có một cơ cấu đầu tư đảm bảo cho sự phát triển khoa học công nghệ một cách nhanh chóng. Đây chính là yêu cầu đặt ra cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trên giác độ toàn bộ nền kinh tế.
    Với mong muốn tìm hiểu về mối quan hệ đó, nhóm chúng tôi đã có sự xem xét lại hoạt động đầu tư của Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau Đại hội VII đến nay, và từ đó rút ra một số kết luận, giải pháp. Đó là nội dung của bài thảo luận mà nhóm chúng tôi sẽ trình bày cùng các bạn hôm nay.


    CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU. 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU. 2
    1.1. Những vấn đề chung về đầu tư và phân loại đầu tư. 2
    1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển. 2
    1.1.1.1. Khái niệm đầu tư. 2
    1.1.1.2. Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia. 2
    1.1.2. Phân loại các hoạt động đầu tư. 3
    1.1.2.1. Tái sản xuất 4
    1.1.2.2. Đầu tư theo chiều rộng. 5
    1.1.2.3. Đầu từ theo chiều sâu. 6
    1.1.3. Nội dung của đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. 8
    1.1.3.1. Đầu tư theo chiều rộng. 8
    1.1.3.2. Đầu tư theo chiều sâu. 8
    1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 9
    1.2.1. Bản chất mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 9
    1.2.2. Sự tác động 2 chiều giữa hai hình thức đầu tư này. 11
    1.2.3. Mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong sự tác động của môi trường 13
    1.2.3.1. Sự tác động từ yếu tố cung cầu thị trường. 13
    1.2.3.2. Đặc tính của sản phẩm 14
    1.2.3.3. Môi trường vĩ mô : 15
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SẦU Ở VIỆT NAM. 18
    2.1. Tình hình chung về đầu tư ở Việt Nam 18
    2.2. Những hạn chế. 19
    CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾTHÀI HOÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THEO CHIỀURỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU. 28
    3.1. Phương hướng. 28
    3.2. Giải pháp. 28
    LỜI KẾT. 32
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO| 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...