Chuyên Đề Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong xây dựng nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong xây dựng nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    Đổi mới tư duy (trước hết là tư duy kinh tế), về thực chất, là trở lại với tư duy biện chứng để nhìn nhận sự vật đúng như nó vốn có chứ không phải như cái ta muốn có. Đổi mới tư duy về xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay là "một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất", nhưng lại là vấn đề "rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị"(1). Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước hết phải phù hợp với những nội dung và các giá trị tư tưởng mà văn minh nhân loại đã đạt được. Từ nhà nước pháp trị đến nhà nước pháp quyền tư sản, từ nhà nước pháp quyền tư sản đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một quá trình phủ định biện chứng, diễn ra liên tục. Nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền cùng với những khái niệm tự do, dân chủ, công dân ngày càng được mở rộng, đầy đủ hơn. Vấn đề này, trong những năm qua, ở nước ta, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn không ít những điểm nổi cộm, như làm thế nào để xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng lớn mạnh; làm thế nào để làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước khi tệ nạn quan liêu, tham nhũng đã trở thành quốc nạn; việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Đảng cầm quyền ở Việt Nam cần có những nội dung gì . Đây là những vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ bàn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
    Chúng ta đều biết, đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng đã đặt ra chủ trương phải "cải cách lớn" bộ máy nhà nước. Nhưng, phải đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta mới khẳng định chủ trương "xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ này là: "Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đây là lần đầu tiên trong Văn kiện quan trọng của Đảng chính thức sử dụng thuật ngữ nhà nước pháp quyền và nêu cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam và nó trở thành chủ trương có tầm chiến lược, định hướng cho toàn bộ quá trình và nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước.
    Đại hội VIII nhấn mạnh vấn đề xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả và đã cụ thể hóa các nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước(2). Đặc biệt, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định và nhấn mạnh thêm: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật"(3). Đại hội X của Đảng khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa"(4).
    Như vậy, có thể nói, kết quả nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta là quá trình không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại, không sao chép, rập khuôn, giáo điều, mà luôn sáng tạo để vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam. Và, chỉ có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng mới là công cụ có đầy đủ hiệu lực để quản lý sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Ở đây, cần phân biệt nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử nhân loại, nhà nước pháp quyền biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhưng khái quát lại chỉ có hai loại: nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Loại thứ nhất trải qua mấy trăm năm lịch sử. Loại thứ hai ra đời trong thế kỷ XX và còn rất ít kinh nghiệm tổ chức xây dựng. Những nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã ít nhiều có tính pháp quyền, song chưa phải là nhà nước pháp quyền và trên thực tế, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Đảng ta đặt ra cách đây không lâu(5). Mặt khác, chúng ta tạo lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là "đập tan" nhà nước cũ, mà bằng cách chuyển dần từ Nhà nước Dân chủ Nhân dân thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về bản chất, hai nhà nước này đều là chính quyền của nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Như vậy, Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nhà nước hiện có, trên cơ sở đổi mới và không ngừng hoàn thiện, nâng nhà nước hiện có lên một tầm cao mới, và đây là một quá trình lâu dài. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác về bản chất với nhà nước pháp quyền tư sản. Điều này được quy định một cách khách quan trên cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Sự khác biệt đó biểu hiện ở bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước, chúng hòa quyện vào nhau, được quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa và thực hiện trên mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, hoạt động của nhà nước. Và, cũng chỉ có nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, hoạt động theo đường lối, quan điểm của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân mới đại biểu cho lợi ích chung của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Vì vậy, việc tìm kiếm, xây dựng những thiết chế, cơ chế nhà nước như thế nào cho phù hợp với đặc điểm và truyền thống dân tộc, cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân luôn có ý nghĩa quan trọng. Ở đây, chúng ta cần chú ý giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau:
     
Đang tải...