Luận Văn Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quan trọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu ảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Con người dù ở bất cứ đâu trên hành tinh này cũng đều có thể biết hàng loạt các sự kiện đang xảy ra trên thế giới mà không bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian. Đó chính là sức mạnh của truyền thông, báo chí đã có một bề dày lịch sử phát triển khá lâu dài và đã được xã hội khẳng định, nó đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được đối với các tầng lớp dân cư và hình thành nên một thói quen tiếp nhận thông tin từ báo chí.
    Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đời muộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem như được tận mắt trong thấy những sự kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con người như họ là người trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và tiếng động hiện trường cộng với sắc thái của tình cảm thái độ người thực hiện chương trình được thể hiện bằng lời bình, nhạc, .đã tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã lên đến con số hàng tỷ và truyền hình ngày càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình.
    Mục đích nhắm tới của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng chính là công chúng, phục vụ công chúng. Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báo chí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng không thể tồn tại mà không có báo chí, xã hội quan tâm đến việc phổ biến những thông tin có ý nghĩa xã hội quan trọng trên quy mô đại chúng. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng. Các nhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểm cụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.
    Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là công chúng tiếp nhận) thì báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lực xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng quê, ở một không gian hẹp thành sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu. Và ngược lại báo chí có thể nhanh chóng hoặc ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến góc nhà của mỗi người, vai trò này được truyền hình đảm nhiệm một cách tốt nhất. Thứ đến, báo chí có vai trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng và điều hòa xã hội, điều hòa tâm lý, tâm trạng xã hội, đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...