Tiểu Luận Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước trung ương

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước hiện đại hầu hết đều có một thiết chế đặc biệt với những tên gọi khác nhau như: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Những cơ cấu này có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước của từng nước, cùng được gọi chung là nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu nhà nước, đại diện cho đất nước về đối nội, đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước. Chủ tịch nước có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Toàn án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, . Để có được những kiến thức về Chủ tịch nước ta cần có cái nhìn tổng quan về vị trí tính chất và trật tự hình thành, cũng như nhiệm vụ của chủ tịch nước, từ đó xem xét và hiểu được mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước trung ương. Có như vậy ta mới thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Chủ tịch nước đối với bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

    Nội dung

    I. Khái quát chung về chủ tịch nước:
    1. Vị trí, tính chất của Chủ tịch nước
    Theo Điều 101 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.
    Như vậy,cũng như các Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch nước chỉ đóng vai trò nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không đứng đầu Chính phủ như chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946.
    2. Trật tự hình thành của Chủ thịch nước:
    Chức vụ chủ tịch nước ở nước ta dùng hình thức bầu cử gián tiếp.
    Cử tri cả nước sẽ bầu ra các đại biều Quốc hội sau đó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biều Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo điều 102 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biều Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới”.
    Trật tự hình thành này nói lên chủ tịch nước có mối liên quan chặt chẽ đối với cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội.
    3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
    Theo Điều 103 Hiến pháp 1992 quy định về hiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước và các điều khoản liên quan như Điều 135 và Điều 139 Hiến pháp 1992:

    Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại
    Chủ tịch nước ở nước ta cũng như hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều được quy định quyền này. Cụ thể là:
    Chủ tịch nước "Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định" (Điểm 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
    Và ở Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định này được bổ sung thêm đó là: Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn các điều ước Quốc tế trược tiếp kí.
    - Chủ tịch nước "Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam" (Điểm 11 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
    - Chủ tịch nước "Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh" (Điểm 2 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
    - Chủ tịch nước "Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước" (Điểm 9 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...