Luận Văn Mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng với chế độ tập thể quản lý

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng với chế độ tập thể quản lý

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong lĩnh vực Quản lý và Kinh doanh hiện nay, khi nhắc tới “Tổ chức” thì chúng ta hiểu ngay đây chính là một nhân tố hàng đầu, một công cụ rất quan trọng của lãnh đạo và quản lý để biến các mục tiêu cụ thể của Doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty thành hiện thực. Đối với người thủ trưởng, chỉnh sửa tổ chức quản lý hiện có, hoặc việc lựa chọn một loại hình tổ chức quản lý mới cho Doanh nghiệp mình là hết sức quan trọng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu cần phải thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên để duy trì cho tổ chức quản lý mình đã lựa chọn đó hoạt động co hiệu quả dài lâu để đạt được những mục tiêu của Doanh nghiệp thì lại là vấn đề nặng nề và có tính chiến lược lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi phải có sự “lèo lái” của một thủ trưởng có những biện pháp quản lý tốt. Vấn đề đặt ra ở đây chính là việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng ( trách nhiệm, quyền hạn cá nhân) với chế độ tập thể quản lý ( trong hội đồng quản trị ,trong quan hệ với các phó thủ trưởng). Bài tiểu luận này của em xin đưa ra: mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng với chế độ tập thể quản lý đó là loại quan hệ nào trong các lọai quan hệ của tổ chức, và những giải pháp nhằm đảm bảo tốt mối quan hệ đó trong hoạt động của Doanh nghiệp ra sao.

    Chương I : Lý thuyết chung về tổ chức

    1.Khái niệm về tổ chức và tổ chức kinh tế
    Tổ chức là một cơ cấu ( bộ máy hoặc hệ thống bộ máy) được xây dựng có chủ định về vai trò và chức năng (được hợp thức hoá), trong đó các thành viên của nó thực hiện từng phần việc được phân công với sự liên kết hữu cơ nhằm đạt tới mục tiêu chung. Xét riêng trên lĩnh vực kinh doanh “Tổ chức” theo nghĩa hẹp là thiết lập và vận hành một bộ máy gồm 3 loại tổ chức: tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và tổ chức lao động. Trong đó Tổ chức quản lý là sự thiết lập và vận hành hệ thống cơ quan quản lý điều hành ở từng tổ chức sản xuất và trong doanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc
    Tổ chức quản lý gồm 3 yếu tố tạo thành:
    - Chức năng: là lí do hình thành và tồn tại của một tổ chức được khái quát từ các nhiệm vụ chính phải làm thường xuyên để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
    - Cơ cấu: là phương tiện để thực hiện chức năng, bao gồm các bộ phận hợp thành tổ chức.
    - Cơ chế: là phương thức vận hành để cơ cấu hoạt động đúng chức năng.
    2. Tầm quan trọng của quan hệ trong tổ chức và các loại quan hệ của tổ chức:
    a. Tầm quan trọng:
    Trong cơ chế của tổ chức bao gồm có các quan hệ về tổ chức, có ý nghĩa đặc biệt quyết định rất nhiều quá trình vận động bình thường của tổ chức. Theo 8 nguyên tắc cơ bản về tổ chức ta sẽ thấy việc xác lập và xử lý đúng đắn các mối quan hệ về tổ chức là yếu tố trọng yếu để vận hành bộ máy ăn khớp, nhịp nhàng, tạo hiệu lực của tổ chức.
    Cơ chế không phù hợp hay xử lý các quan hệ về tổ chức không hợp lý thì sẽ gây vướng mắc, rối loạn, có thể dẫn đến vô hiệu hoá tổ chức giống như lời của một chuyên gia về tổ chức đã nói: muốn phá vỡ một tổ chức chỉ cần làm rối loạn các mối quan hệ của tổ chức đó.
     
Đang tải...