Tiểu Luận Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dung trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nư

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu

    Trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước kéo dài và khốc liệt, nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề. Với xuất phát điểm rất thấp từ nền kinh tế phong kiến nghèo nàn, lạc hậu trước chiến tranh cộng thêm những tàn phá nặng nề đó, nền kinh tế nước ta lại càng tụt hậu so với sự phát triển như vũ bão của thế giới. Không chỉ có vậy, ngay sau khi hoà bình được lập lại, nước ta đã xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Trái ngược với đó, nhờ biết tận dụng những nguồn lực sẵn có, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt làsử dụng triệt để kinh tế thị trường mà CNTB đã đạt được những thành tựu vượt bậc về đời sống kinh tế- xã hội, cũng như phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường,trong quá trình cọ xát, quản lý xã hội được nâng cao với những thành quả về trong hành chính, công cộng; con người cũng nhạy cảm, tinh tế hơn vỡi những biến đổi của xã hội, của những thời cơ và thách thức,biết chủ động, năng động và sáng tạo trong sự nghiệp phát triển của cá nhân cũng như đóng góp cho xã hội và nền kinh tế.Trước tình hình đó, trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta kịp thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi, chuyển sang xây dựng cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, xây dưng một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh.
    Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập vào nền kinh tế thị trường chứa đựng đầy khó khăn và thách thức, nền kinh tế Việt Nam cần thực sự phải học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở chọn lọc những yếu tố phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. trong nền kinh tế hỗn hợp vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước,các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng . Nền kinh tế chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.Theo đó, Triết học Mác- Lênin, đặc biệt là phạm trù triết học cái riêng và cái chung có vai trò định hướng chiến lược, là cơ sở lý luận để xây dựng mọi hoạt động nhận thức về kinh tế thị trường từ đó có những hướng đi đúng đắn.
    Hiện nay, hàng hóa Việt Nam đi vào thế giới còn kém về năng xuất, chất lượng, sức cạnh tranh, .Vì sao vậy? Có nhiều lý do, nhưng có một lý do chính là nền kinh tế hàng hoá nước ta chưa thật sự trở thành nền kinh tế hàng hoá lớn. Lấy việc xuất khẩu nông, thuỷ sản làm ví dụ.Cơ sở sản xuất, chế biến nông, thuỷ sản ở nước ta nói chung còn lạc hậu, trong khi thị trường quốc tế lại khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng, quy cách và mẫu mã sản phẩm.Không tiến lên trình độ sản xuất lớn thị trường nước ta sẽ không thể khắc phục được sự lạc hậu.Chúng ta không thể đi lại con đường từ sản xuất nhỉ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây.Con đường sản xuất lớn của chúng ta hiện nay là con đường thị trường, một con đường mà chúng ta phai tìm tòi và khai phá. Vẫn là kinh tế gia đình, nhưng biến những cơ sở nhỏ lẻ của nó thành những mắt khâu của nền kinh tế lớn , một nền kinh tế có sự liên kết của các cơ sở sản xuất , khoa học và quản lý, các cơ sở sản xuất lớn, nhỏ và vừa thành một hệ thống thống nhất để tạo thành những sản phẩm ổn định có chất lượng và sức cạnh tranh cao đó chính là cách sản xuất lớn của nền kinh tế thị trường hiện đại.Vì vậy để đạt được nền kinh tế thị trường hiện đại phát triển với sản xuất lớn ta cần tìm được hướng đi thống nhất các tác nhân trong nền kinh tế, trong đó cần vận dụng phạm trù về cái chung và cái riêng.
    Nhận thấy vai trò cấp thiết nghiên cứu về vận dụng những cơ sở lý luận như triết học Mác-Lenin với cặp phạm trù cái riêng và cái chung, cũng như để góp thêm một tiếng nói ủng hộ đường lối phát triển kinh tế đúng đắn mà Đảng và nhà nước ta đang xây dựng, tôi chọn vấn đề "Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta" làm công trình nghiên cứu của mình.
    Hoàn thành tiểu luận này, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ của mình trong việc làm rõ mối quan hệ của một cặp phạm trù triết học là cái riêng và cái chung đồng thời với việc vận dung nó vào xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố lòng tin của mọi người vào công cuộc đổi mới của nhà nước ta, và giúp mọi người quen thuộc hơn với một nền kinh tế mới được áp dụng ở Việt Nam- nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện thế giới hiện nay.




    NộI DUNG
    Chương 1: Cái riêng và cái chung dưới cái nhìn của triết học Macxit


    1.1 Các khái niệm
    1.2 Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung

    Chương 2 :Cái chung và cái riêng nhìn dưới vấn đề Kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới

    Chương 3: Những giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trên cơ sở nguyên lý về cái chung và cái riêng


    3.1. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan:
    3.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường
    3.1.2. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan


    3.2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
    3.2.1. Nền kinh tế nước ta mang bản chất của nền kinh tế thị trường thế giới
    3.1.2. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
    3.2.3. Những thắng lợi bước đầu mà kinh tế thị trường mang lại:
    3.2.4. Một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế thị trường Việt Nam những năm tới từ góc độ những đặc điểm riêng củaViệt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...