Luận Văn Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học Mác - LêNin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cho đến nay, xây dựng lối sống mới trở thành một trong những mục tiêu
    của xây dựng xã hội mới ở nước ta. Trước bối cảnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng
    giao lưu và hợp tác quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, những tác động tích cực rất
    nhiều, nhưng đã bộc lộ những mặt trái của nó, trong đó có ảnh hưởng tiêu cực đến
    tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta, nhất là đối với lối sống của thanh
    niên. Bởi thanh niên là lớp người có phản ứng nhanh, nhạy bén với cái lạ, cái
    mới. Những năm gần đây, một bộ phận thanh niên có nhiều biểu hiện nghiêng về
    tự do cá nhân, bất chấp lợi ích công đồng. Xét về triết lý sống, bởi họ thiếu nhân
    sinh quan đúng đắn trong giải quyết quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
    Thanh niên là lực lượng rường cột của nước nhà, góp phần tạo nên cục
    diện mới cho đất nước. Vấn đề thanh niên và lối sống thanh niên luôn có tầm
    quan trọng đặc biệt trong mỗi thời đại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
    tư, khoá VII của Đảng đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành hay không, đất
    nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
    không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay
    không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn
    luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là
    một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [5, tr. 82]. Để
    thanh niên xứng đáng và phát huy vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần xây dựng lối sống mới cho đối tượng này.
    Hiện nay các lực lượng chống phá chủ nghĩa xã hội đang tiến hành chiến
    lược “Diễn biến hoà bình”, nhắm trọng tâm vào chuyển biến các thế hệ thanh
    niên, làm chuyển đổi hệ giá trị tư tưởng, nhân sinh quan của thanh niên. Đây là
    chiến lược được chủ nghĩa đế quốc xác định là lâu dài, có thể 20 năm, 30 năm
    hoặc lâu hơn nữa để chuyển hoá các nước xã hội chủ nghĩa theo hướng tự do tư
    bản chủ nghĩa. Do vậy, xây dựng lối sống mới cho thanh niên không những là yêu
    cầu khách quan của xã hội mà còn để chúng ta phòng chống chiến lược “Diễn
    biến hoà bình”.
    Thanh niên Việt Nam đang hướng tới những hệ giá trị mới mang tính
    toàn cầu, đồng thời mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Họ đang cần định hướng
    - 1 -
    Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
    các giá trị để xây dựng nhân sinh quan mới, từ đó làm cơ sở xây dựng lối sống
    mới – đó là nhân sinh quan cách mạng của triết học Mácxít. Trong đó quan điểm
    rất quan trọng là “Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội”. Hiểu đúng
    mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội cho chúng ta thế giới quan, nhân
    sinh quan cách mạng để xây dựng những nội dung mới làm chuẩn mực xây dựng
    lối sống mới.
    Trong quá trình xây dựng lối sống mới này, tổ chức Đoàn thanh niên
    Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, có vai trò quan trọng đối với
    công tác này. Cho nên, việc xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM là một
    vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
    Bản thân tôi trưởng thành phần lớn nhờ sự giáo dục của Đoàn TNCS
    HCM ở tỉnh An Giang, với ước mong Đoàn TNCS HCM được phát triển là một
    niềm hạnh phúc to lớn của tôi. Hơn nữa, cuộc sống sau này của tôi gắn bó lâu dài
    với nghề dạy học Giáo dục công dân, đem lại những giá trị mới cho lối sống mới
    của lớp thanh niên học trò của mình. Từ những điều đó, tôi quyết định chọn đề tài
    khoá luận tốt nghiệp của mình là “Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết
    học Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của Đoàn thanh niên Cộng
    sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang từ năm 2002 đến nay”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục đích nghiên cứu
    - Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội theo quan
    điểm triết học Mác – Lênin với tư cách là thế giới quan, nhân sinh
    quan cách mạng, là cơ sở lý luận cho lối sống mới của người
    thanh niên hiện nay.
    - Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan
    hệ giữa cá nhân và xã hội trong thực tiễn xây dựng lối sống mới
    của tổ chức Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang.
    - Góp vào thực tiễn những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa hiệu
    quả xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang
    trong những năm sắp tới.
    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa cá
    nhân và xã hội.
    - Những chuẩn mực của lối sống mới được Đoàn TNCS HCM tỉnh
    An Giang hướng tới để xây dựng.
    - 2 -
    Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
    - Những phong trào hành động thiết thực trong thực tiễn xây dựng
    lối sống mới của Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang từ năm 2002
    đến nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo quan điểm triết học Mác –
    Lênin.
    3.2 Khóa luận nghiên cứu những chuẩn mực thuộc nội dung xây dựng
    lối sống mới chủ yếu ở góc cạnh thể hiện quan hệ giữa cá nhân trong quan hệ với
    xã hội, tổng hợp các quan hệ ứng xử của cá nhân trong xã hội.
    3.3 Chương trình hành động và hiệu quả xây dựng lối sống mới của
    Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang từ năm 2002 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng các nguyên tắc của logíc biện chứng như: nguyên tắc toàn
    diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc thực tiễn để xem xét giải quyết vấn
    đề trên cơ sở các tài liệu khoa học và thông tin mới nhất.
    5. Đóng góp của khóa luận
    Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần:
    5.1 Làm rõ vai trò thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng đối với
    việc định hướng hệ giá trị mới nhằm xây dựng lối sống mới.
    5.2 Nắm được thực trạng và nêu lên một số giải pháp đóng góp cho tổ
    chức Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang để công tác xây dựng lối sống mới cho
    thanh niên đạt hiệu quả hơn nữa.
    6. Dàn ý của khóa luận
    Khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
    khảo, phụ lục và phần nội dung khóa luận gồm hai chương:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...