Thạc Sĩ Mối quan hệ di truyền tập đoàn giống cây bách xanh (calocedrus macrolepis) bằng chỉ thị rapd và cpSS

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Trong nghiên cứu của chúng tôi, kỹ thuật phân tích RAPD và genome lục lạp đã được sử dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền genome của 20 mẫu bách xanh thu thập ở các địa phương khác nhau. Trong số 15 mồi RAPD đã được sử dụng thì có 9 mồi chỉ ra tính đa hình với giá trị PIC (Polymirphic Information Content - hàm lượng thông tin đa hình) dao động từ 0,08 (mồi RA40) đến 0,31 (mồi RA46), không có mồi nào cho giá trị PIC ≥ 0,5. Tổng số có 56 phân đoạn ADN được nhân bản thì có 22 phân đoạn đa hình (chiếm 39,2%). Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu phân tích dao động từ 0,686 (so sánh giữa mẫu QB2 và HT2, QB1 và LD6) đến 1 (so sánh giữa mẫu QB5 và QB6). Biểu đồ hình cây về hệ số tương đồng của 20 mẫu bách xanh nghiên cứu được chia làm ba nhánh chính, hầu hết các mẫu có cùng nguồn gốc thu mẫu đã lập thành một nhánh nhỏ như nhánh I gồm 7 mẫu thu tại Hà Tây, nhánh II gồm 7 mẫu thu tại Lâm Đồng và nhánh III là 6 mẫu thu tại Quảng Bình. Trong số 6 cặp mồi phân tích genome lục lạp dùng trong nghiên cứu thì có 4 cặp mồi nhân bản thành công, kích thước sản phẩm dao động từ 0,5kb đến 1kb. Chín enzyme cắt hạn chế đã được dùng để đánh giá đa hình sản phẩm PCR lục lạp. Tuy nhiên, kết quả cắt hạn chế sản phẩm PCR đã không chỉ ra tính đa hình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...