Thạc Sĩ Mối quan hệ di truyền của một số loài thông (coniferales) ở việt nam trên cơ sở xác định trình tự nu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kỹ thuật sinh học phân tử đã được sử dụng như là công cụ để khám phá mối quan hệ tiến hoá giữa các taxon với nhau trong cùng một chi, họ và bộ. Phân tử DNA được xem là phù hợp cho công việc nghiên cứu này bởi vì mức độ khác nhau về thành phần nucleotide duy trì tính bảo thủ ở các mức độ taxon. Một số nghiên cứu về cây phát sinh phả hệ trên cơ sở vùng gen 18S và 28S đã chỉ ra mối quan hệ di truyên của 7 họ thuộc bộ cây lá kim Coniferales (Chaw và cộng sự, 1995; 1997; Stefanovic và cộng sự, 1998). Cheng và cộng sự (2000) đã sử dụng gen lục lạp và ITS để xác định mức độ tiến hoá của 6 chi, Taxus, Pseudotaxus, Austrotaxus, Amentotaxus, Torreya và Cephalotaxus thuộc 2 họ Taxaceae và Cephalotaxaceae. Little (2006) kết hợp các đặc điểm giải phẫu, sinh hoá, hình thái vi cấu trúc, đặc điểm của cơ quan sinh sản và đặc điểm hình thái thực vật cùng với dẫn liệu sinh học phân tử, vùng gen MatK, NEEDLY intro2, ITS, rbcL và trnl đã xây dựng mối quan hệ tiến hoá trong họ phụ Cupressoidae. Tam và Trang (2010) đã sử dụng vùng gen 18S để xác định mối quan hệ tiến hoá của 6 chi thuộc họ Hoàng đàn Cupressaceae ở Việt Nam. Trong báo cáo này chúng tôi đề cập đến quan hệ của 18 loài cây lá kim thuộc bộ Cây lá kim trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng gen rbcL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...