Tiểu Luận Mối quan hệ đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu
    CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.
    I- Tổng quan về đầu tư và đầu tư phát triển.
    1/ Khái niệm.
    - Theo chiều rộng: là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
    Nguồn lực mà người đầu tư hy sinh có thể là tài sản vật chất, nguồn vốn, sức lao dộng và trí tuệ. Và những kết quả người đầu tư mong muốn đạt được có thể là tài sản vật chất, nguồn lực con người, phúc lợi xã hội tương xứng với nguồn lực mà họ đã hy sinh.
    Những thành quả này không những là mong đợi của các nhà đầu tư mà nó còn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, đóng vai trò thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
    - Theo nghĩa hẹp: đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
    - Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia.
    + Đầu tư tài chính: là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đich mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nói cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và các cơ hội kinh doanh trên thị trường để tham gia vào các quá trình kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
    Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Với sự hoạt động của hình thức này, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một các nhanh chóng, điều đó khuyến khích người có tiền đầu tư. Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
    + Đầu tư thương mại: là hoạt động đầu tư vào sản phẩm hàng hoá và dịch vụ dưới hình thức mua đi bán lại nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế( nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và nguời đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.
    + Đầu tư phát triển: là việc đầu tư vào các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc đầu tư vốn để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt thiết bị và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
    - Đặc điểm của đầu tư phát triển:
    Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác so với các hoạt động đầu tư khác:
    + Hoạt động đầu tư phát triển cần một số lượng vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư.
    + Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi thời gian dài với nhiều biến động xảy ra.
    + Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn địng về tự nhiên, xã hội , kinh tế, chính trị .
    + Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm thậm chí tồn tại vĩnh viễn.
     
Đang tải...