Tiểu Luận Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng với tác động của dư luận xã hội đến hành vi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng với tác động của dư luận xã hội đến hành vi


    LỜI MỞ ĐẦU

    Mỗi con người chúng ta ai cũng đều đang sống trong một cộng đồng. Đó là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ và do vậy họ thường có ý thức, tình cảm và sự thống nhất trong một địa phương và khả năng tham gia những hành động mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó. Xét theo quy mô, cộng đồng được hình thành từ nhiều cấp độ, từ vi mô như gia đình, dòng họ (là cộng đồng tập hợp theo nguyên tắc thân thuộc), làng xã (theo nguyên tắc láng giềng) đến cấp độ vĩ mô như dân tộc (theo nguyên tắc chính trị xã hội), tộc người (theo tiêu chí cùng chung nguồn gốc) và giữa đó cũng có những cộng đồng cấp trung gian như nông trường, xí nghiệp. Trong mỗi cộng đồng, con người có mối quan hệ với nhau, có sự liên kết, gắn bó với nhau, có sự gắn kết tình cảm với nhau tạo thành tính cố kết của cộng đồng.

    Khi trong cộng đồng xã hội xảy ra một sự kiện, một hiện tượng nào đó thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo người dân, họ bày tỏ thái độ, phán xét của mình về vấn đề đó và đi đến ý kiến thống nhất với đại đa số thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận thì hình thành nên dư luận xã hội. Nó là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội, là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa mọi người và có ảnh hưởng tới hành vi con người trong đời sống xã hội.

    Bất cứ hành vi nào của con người đều có sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu ở đây là xem xét tác động của dư luận xã hội và tính cố kết cộng đồng có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi của con người

    Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng và tác động của dư luận xã hội đến hành vi

    Mỗi một cộng đồng khác nhau có mức độ gắn kết khác nhau và do đó hành vi của con người cũng khác nhau trước tác động của dư luận xã hội. Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét trong từng trường hợp cụ thể và có sự so sánh đối chiếu để thấy sự khác biệt đó như thế nào.

    Trước hết chúng ta tìm hiểu mối quan hệ đó ở xã hội Phương Đông và Phương Tây.

    Xã hội Phương Đông mà cụ thể là các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tính cố kết cộng đồng cao hơn so với Phương Tây. Người dân trong cộng đồng này trong một thời gian dài chịu tác động của hệ tư tưởng Nho giáo với những quy định rất khắt khe về lễ giáo. Mọi người sống với nhau trong mối quan hệ gắn bó tình cảm, dựa trên những chuẩn mực, giá trị chung của xã hội Phương Đông. Các thành viên trong cộng đồng có sự đoàn kết giúp đỡ nhau, có tính tập thể rất cao. Khác với Phương Tây, các gia đình cũng sống gần nhau, cũng có quan hệ với nhau nhưng họ sống với nhau theo kiểu trang trại và quan hệ của người dân rất lỏng lẻo. Bởi lẽ họ đề cao giá trị cá nhân, coi trọng tự do cá nhân. Và như theo Tonnies thì đó thuộc loại quan hệ Gerellshaft – quan hệ thứ cấp. Đó là những quan hệ duy lý dựa trên sự tính toán về lợi ích cá nhân. Mối quan hệ này dựa trên lí lẽ chứ không phải tình cảm.

    Chính vì thế mà ở xã hội Phương Đông hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng rất lớn của dư luận xã hội. Mỗi người hành động phải chú ý đến người khác, đến cộng đồng. Họ không thể tuỳ tiện hành động theo ý muốn của mình. Trước dư luận xã hội họ phải tuân theo những chuẩn mực, khuôn mẫu chung của cộng đồng. Ở đây tác động của dư luận, của tiểu môi trường xã hội mạnh hơn so với sự kiểm soát thực tế của cá nhân. Do đó các hành động của cá nhân luôn hướng theo ý muốn chung của cộng đồng. Dư luận xã hội có sự chi phối mạnh mẽ tới quết định của cá nhân.
     
Đang tải...