Tiểu Luận Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
    I. Khái niệm dân tộc và giai cấp:
    1. Khái niệm giai cấp:
    Các nhà tư tưởng cổ đại, thời kì trước mác đã thừa nhận sự tồn tại của giai cấp: chủ nô và nô lệ trong xã hội cổ đại, phong kiến và nông nô trong xã hội trung cổ; tư sản và vô sản trong xã hội cận đại và đương đại. Xong trả lời cho câu hỏi giai cấp là gì thì hầu hết những nhà tư tưởng đều giải thích không đúng đắn, mơ hồ, không đi vào đăc trưng cơ bản nhất. Họ cho giai cấp là một tập hợp người có cùng chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống cùng một địa vị hay uy tín xã hội. Những quan niệm trên không dựa vào đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp là quan hệ kinh kế, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất vì thế không thấy được địa vị của giai cấp trong 1 hệ thống kinh tế - xã hội nhất định.
    Khái quát những tử tưởng của Mác – Anghen, khái quát thực tiễn xã hội, Lê nin đã nêu ra định nghĩa khái quát về giai cấp trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại” như sau: “ Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn người to lớn bao gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong 1 hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà những tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có một địa vị khác nhau trong 1 chế độ kinh tế xã hội nhất định.”
    Trong định nghĩa tên của Lênin về giai cấp cho chúng ta thấy bản chất giai cấp chính là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định. Do địa vị khác nhau cho nên tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, giai cấp không phải là hiện tượng xã hội nằm ngoài kinh tế. Xã hội mà giai cấp gắn với chế độ kinh tế xã hội nhất định không phải mọi hê thống xã hội đêù tạo ra giai cấp hoặc đều tạo ra các giai cấp như nhau mà chỉ có một số hệ thống sản xuất xã hội mới tạo ra các giai cấp và mỗi hệ thống xã hội thay đổi thì hệ thống những giai cấp xã hội cũng thay đổi theo.
    Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.
    2. Khái niệm dân tộc:
    Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.
    Dân tộc là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc sống trên một vùng lãnh thổ.
    Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có các thể chế chính trị, nhà nước. Dân tộc là một cộng đồng dân cư có tính thống nhất cao ổn định và tương đối bền vững dựa trên những nguyên tắc pháp lí cao.
    Cho đến nay khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất.
    Một là chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững ,có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc được hiểu như một tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Hiểu theo nghĩa này, Việt Nam gồm 54 dân tộc hay 54 tộc người.
    Hai là chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.Theo nghĩa thứ hai dân tộc đồng nghĩa với quốc gia dân tộc.
     
Đang tải...