Tiểu Luận Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hợp tác kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã rất chú trọng đến “thực lực, binh cường” để yên dân và bảo đảm cho non sông bền vững. Đảng ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và quan điểm về phát huy nội lực, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đã được đề cập đến trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng, nhất là từ Đại hội VI đến nay.
    Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, khi toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra như một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia (trong đó nước ta không phải là ngoại lệ), mà quá trình đó lại đang bị những nước tư bản phát triển và các tập đoàn siêu quốc gia chi phối, thì vấn đề xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với những nội dung mới càng được đặt ra một cách nghiêm túc và bức thiết.
    Có thể thấy, vấn đề cơ bản nhất vừa có ý nghĩa trước mắt vừa mang tầm chiến lược lâu dài đối với nước ta nhằm phát huy nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tập trung mọi nỗ lực xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Do đó, mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất thiết phải được hoạch định trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm ưu tiêu hàng đầu, phải đặt trong mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ giữa những yêu cầu cấp thiết bên trong và tác động của bối cảnh bên ngoài. Đồng thời, trong hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối chính sách trên các mặt phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa an ninh và phát triển, giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, lấy nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trọng tâm hàng đầu, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ cao độ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; coi thế và lực của đất nước là chỗ dựa vững chắc nhất cho tiến trình hội nhập.
    Bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào phân tích “Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hợp tác kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả phát huy nội lực quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Trong quá trình thực hiện với điều kiện thời gian và nguồn tài liệu còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy.
    Em xin trân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC


    A. ĐẶT VẤN ĐỀ - 1 -
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - 2 -
    1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn. - 2 -
    1.1. Cơ sở lý luận. - 2 -
    1.1.1. Khái niệm hợp tác kinh tế quốc tế. - 2 -
    1.1.2. Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ. - 2 -
    1.1.3. Phương pháp tư duy biện chứng. - 3 -
    1.2. Cơ sở thực tiễn. - 4 -
    1.2.1. Tình hình quốc tế và khu vực làm nảy sinh và phát triển quá trình hội nhập. - 4 -
    1.2.2. Vị trí của nền kinh tế Việt Nam - 5 -
    2. Thực trạng. - 6 -
    2.1. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình hợp tác kinh tế quốc tế với việc duy trì nền kinh tế độc lập tự chủ. - 6 -
    2.1.1. Những thuận lợi cơ bản. - 6 -
    2.1.2. Những tác động bất lợi - 7 -
    2.2. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập. - 9 -
    2.2.1. Một số quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta. - 9 -
    2.2.2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta. - 10 -
    2.3. Một số thành tựu đã đạt được và yếu kém còn tồn tại trong quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam - 12 -
    2.3.1. Một số thành tựu. - 12 -
    2.3.2. Những yếu kém tồn tại - 13 -
    3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc phát huy nội lực và hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - 14 -
    3.1. Thực hiện tốt đường lối chung và đường lối kinh tế để xây dựng và phát triển đất nước. - 14 -
    3.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - 15 -
    3.3. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. - 15 -
    C. KẾT LUẬN - 17 -
    D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 18 -
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...