Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hội nhập kinh tế quốc tế

    MỤCLỤC:

    TT Trang

    I Mởđầu

    II Nội dung 3

    Chương 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật 3
    1.1 Các định nghĩa 3
    1.2 Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế 6
    Chương 2: Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hội nhập kinh tế quốc tế. 6
    2.1 Nội lực 6
    2.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 8
    2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hội nhập kinh tế quốc tế. 8
    2.4 Những lợi ích và hạn chế của việc hội nhập kinh tế quốc tế 11
    2.5 Vấn đề hội nhập kinh tếở Việt Nam 12
    2.5.1 Đường lối quan điểm của Đảng ta trong quá trình hội nhập 12
    2.5.2 Quá trình hội nhập ở Việt Nam 14
    2.5.3 Những lợi ích và hạn chế của Việt Nam trong quá trình hội nhập 15
    2.5.4 Một sốý kiến và giải pháp cho quá trình hội nhập ở Việt Nam 16

    III. Kết luận


    I. MởĐầu
    Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thếđó quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu. Để có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ . đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới màđặc biệt là các nước tư bản phát triển. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu nhưng muốn hội nhập được trước hết chúng ta phải một nguồn nội lực tiềm tàng. Đây là một mối lo ngại lớn với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Mối lo này phần nào cũng có lí do chính đáng bởi hầu hết các nước đang phát triển đều có xuất phát điểm từ một nền kinh tế ``nghèo nàn, lạc hậu, khoa học công nghệ còn thấp kém, năng suất lao động còn chưa cao, sức cạnh tranh về các loại hàng hoá trên thị trường thế giới thấp trong khi đó các nước đi trước có lợi thế hơn hẳn về mọi mặt, việc mở rộng quan hệ với các nước đó sẽ dẫn đến tình trạng các nước kém phát triển khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ bị lệ thuộc về kinh tế có thể bị lệ thuộc về chính trị dẫn tới không giữ vững được chủ quyền. Thực tế ngày nay cho thấy có rất nhiều nước trên thế giới đã bị lệ thuộc quá nhiều vào các nước tư bản nên mọi đường lối, chính sách phát triển kinh tếđều bị các nước tư bản này chi phối và nắm giữ. Điển hình như nước Cuba có một thời gian đã bi phụ thuộc quá nhiều vào Mĩ. Vốn là một nước trồng rất nhiếu mía song khoa học kĩ thuật của nước này lại thấp kém cho nên để sản xuất đường Cuba phải nhập khẩu trang thiết bị của Mĩ. Lợi dụng thời cơ này Mĩđã tìm mọi cách để gây áp lực về kinh tếđối với Cuba và buộc Cuba phải lệ thuộc vào Mĩ. Dựa vào đó Mĩđã nắm được quyền chi phối về kinh tế cũng như chính trịở Cuba.
    Hiện nay nước Việt Nam ta cũng đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội trên thế giới. Nước ta cũng là một nước nghèo nàn, lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước khác vì vậy chúng ta phải chủđộng tham gia hội nhập kinh tế gắn liền với việc phát huy nội lực. Đảng và nhà nước ta đã xác định phát huy nội lực là nền tảng vật chất cơ bản bảo đảm sự bền vững của đất nước ta về chính trị .
    Chính vì việc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng, cấp bách và cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có cả nước ta. Vì vậy đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng đối với các nước trên thế giới trong việc đề ra các đường lối, chính sách trong quan hệ giao lưu, buôn bán với nước ngoài.


    Vì lí do nay tôi đã quyết định chọn đề tài: "Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực với hội nhập kinh tế quốc tế" với hy vọng bài tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏvào công việc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh .

    Trong quá trình viết bài tiểu luận tôi đã nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của TS Mai Xuân Hợi. Tôi xin chân thành cảm ơn.


     
Đang tải...