Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức




    MỞ ĐẦU


    Trên bầu trời thi ca việt nam,giữa muôn ngàn những vì sao tinh tú, Hàm Mặc tử xuất hiện như một vì sao băng – ngắn ngủi mà loé sáng .Ai đã một lần tiếp xúc với Hàm Mặc Tử thì “dấu ấn” kia càng không thể xoá nhoà. Bởi thơ ông là một “khối tình nức nở”dào dạt trào ra từ “mật đắng”, “máu cuồng”,có khi ngọt ngào (vần thơ mộng)song thấm sâu lại quặn thắt một niềm đau –nỗi đau của một văn phong bị xa lìa cuộc sống;lúc mê dại đớn đau(lời thơ ngậm cưng không rên rỉ.Mà máu tim anh vọt láng lai);lúc như thức tỉnh nối tiếc
    chới vơi rồi lại lịm đi trong “bể sâu định mệng” “Đây Thôn Vĩ Dạ”phần nào là mối tình “rỉ máu” ấy.
    Chính vì tôi muốn tìm hiểu và hiểu một cách sâu sắc thêm về cuộc sống nội tâm của Hàm Mặc Tử ; hay đúng hơn là hiểu về con người thật của ông được thể hiện qua nhiều bài thơ đặc biệt hơn là tôi muốn nói đến bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”.Một bức tranh đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng –trong chính con người ông. Chính vì nó là một bức tranh đẹp, lại nột tả được hết lỗi lòng của ông đã khiến em chọn đề tài này.Em sử dụng các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật về hình thức và nội dung vào bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo đã giúp em hoàn thành bài viết này.



    Chương I
    Vận dung cặp phạm trù nội dung và hình thức vào bài viết, để hiểu- nắm được rõ hơn về bài ta phải hiểu
    nội dung – hình thức là như thế nào?


    I. Nội dung của các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
    1.Nội dung của bài là gì?
    Trước tiên ta cần hiểu nội dung là toàn bộ các mặt, yếu tố, quá trình, các tính chất, đặc điểm quan hệ với nhau tạo nên sự vật.
    Trong một tác phẩm văn học nào thì đều có nội dung – có bài có nội dung nói về tình yêu, có bài ca ngợi tình yêu học trò vv Nhưng trong phạm vi bài viết của mình tôi xin phân tích một phần nhỏ về nội dung của bài “Đây Thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc tử .
    Mặc dù đã có nhiều cách hiểu khác tôi, có người cho rằng “Đây Thôn Vĩ Dạ”là bức tranh sứ Huế thơ mộng ; có người cho rằng “Đây Thôn Vĩ Dạ”là nỗi khát khao được gắn bó với người và cảnh của tác giả đối với một miền quê thi vị Chỉ giản đơn vậy thôi sao?như thế liệu có phần nào phiến diện đối với một hồn thơ lạ lùng và khó hiểu như Hàn Mặc Tử ? Tôi nhớ – nhà thơ anh đã nói “Chúng ta ghét loại thơ nào có nội dung rõ rệt ảnh hưởng vào ta .Thơ phải cao nhã, kín đáo, thấm thíavào tâm hồn mà không làm sửng sốt ngạc nhiên”.
    Nếu theo một vài cách hiểu kia thì “Đây Thôn Vĩ Dạ”hẳn đã thuộc loại thơ ta ghét rồi (bởi những ý thơ đó mới chỉ mơn man hiểu theo bề nổi của câu chữ, mới chỉ là sự trầm trồ vội vã ) chứ đâu còn là dạng thơ “cao nhã, kin đáo, thấm thía”nữa. Mà như vậy,chắc hẳn “Đây Thôn Vĩ Dạ”đã không được trường tồn và làm tốn “nghiên mực”của nhiều nhà phê bình thơ(bơỉ viết về sứ Huế mộng mơ đã có nhiều đỉnh cao đáng kể). Mà xét lại, nói “Đây Thôn Vĩ Dạ”phần nào là mối tình “rỉ máu”thì có gì là “ sửng sốt, ngạc nhiên” đối với một hồn thơ đã từng làm Hoài Thanh cảm thấy việc phê bình thơ là “tàn ác”; làm cho “chín tầng mât náo động, muôn vì ao tinh tú xốn xao”(Hoài Thanh).
    Tôi tâm tâm đắc với lời bình của Bùi Quang Huy về bài thơ này: “Bài thơ chỉ có 12 câu nhưng hồn ví Hàn Mặc Tử vẫn hiển hiện nguyên vẹn”- nguyên vẹn một tấm lòng tha thiết, nguyên vẹn một nỗi đau tiếc nuối, chới với khôn cùng.
    “Sao anh không về chơi thôn vĩ
    Nhìn nắng hành cau nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
    Bài thơ mởi ra bằng một câu hỏi đầy ám ảnh –“Sao anh không về chơi thôn vĩ”?-mọt câu hỏi gây nhiều tranh luận cho bạn đọc thơ: có người cho đó là một lời mời nhẹ nhàng như trách móc của người thiếu nữ sứ Huế (Hoàng Cúc) với Hàn Mặc Tử . Họ cho hiểu như thế là có căn cứ (dựa theo tấm biêu thiếp của Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử ).Có đúng vậy không? Tôi không giám phủ định, nhưng với tôi chi tiết đời thực đó chỉ nên hiểunhư một “ nhân tế” thơ mà với Hàn Mặc Tử, nó tựa như là một giọt nước- cái giọt nước cuộc đời nho nhỏ làm “trào” cốc nước “vốn đã đầy”. Câu thơ đầu, thi nhân mượn lời Hoành Cúc-hỏi để mà tự vấn lòng mình –sao không về thôn vĩ – nơi mà mình đã từng gắn bó đã từng ắp đầy những kỉ niệm mến thương một thời. Và hỏi như đánh thức một thực tế phũ phàng, đau thương(thi nhân đã tự mình khoá trái khoảng không gian chật chội của cuộc đời để chỉ còn “mình đối diện với mình”-cô đơn


     
Đang tải...