Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận & thực tiễn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - XH ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận & thực tiễn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - XH ở VN

    LỜI MỞ ĐẦU

    Có thể nói, “lý luận” và “thực tiễn” là hai phạm trù thường xuyên được đề cập đến trong các hoạt động của con người. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và nó là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng.

    Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào của con người thì những vấn đề về lý luận và thực tiễn phải được đưa ra xem xét trong mối liên hệ với nhau. Có như vậy hoạt động của con người mới có thể đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao. Lịch sử phát triển đã chứng minh rằng phải luôn kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong mọi hoạt động. Nếu có sự vi phạm nguyên tắc này thì kết quả thu được sẽ không được như mong muốn.

    Đối với Việt Nam, chúng ta đã từng đi qua những cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập của đất nước.Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta bắt tay vào khôi phục nền kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình này, chúng ta gặp vô vàn khó khăn những cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định. Trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước có những đường lối chiến lược phát triển đất nước khác nhau. Trải qua nhiều thay đổi về đường lối quản lý, hiện nay nền kinh tế nước ta đã tìm được hướng đi đúng mặc dù vẫn còn không ít sai lầm cần phải sửa đổi. Đạt được những thành tựu như vậy là do Đảng và Nhà nước ta đã đi từ thực tiễn hoàn cảnh đất nước mà có được những lý luận đúng đắn để đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp.

    Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam”.

    Em xin chân thành các thầy cô giáo và các bạn đã giúp em hoàn thành bài viết này.



    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1.Thực tiễn:

    1.1.1.Khái niệm:

    Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

    Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Vì vậy thực tiễn là mắt khâu trung gian nối liền ý thức của con người với thế giới bên ngoài.

    Thực tiễn là hoạt động có tính chất loài (loài người). Hoạt động đó không thể tiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp . Chủ thể không phải là một vài cá nhân mà là cả xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Cho nên xét về nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử xã hội.

    Thực tiễn là hoạt động vật chất gắn liền với sự biến đổi tiến bộ của tự nhiên xã hội loài người nhằm cải tạo tự nhiên xã hội. Nhưng hoạt động vật chất nào đi ngược lại với khoa học tự nhiên và xã hội thì không goị là hoạt động thực tiễn.

    Thực tiễn có ba dạng cơ bản:

    - Hoạt động sản xuất vật chất: đây là hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

    - Hoạt động chính trị – xã hội: nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.

    - Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động nhằm rút ngắn độ dài của quá trình con người nhận thức và biến đổi thế giới.

    1.1.2.Vai trò:

    Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức. Mọi nhận thức đều bắt nguồn từ thực tiễn, tác động vào sự vật hiện tượng buộc nó bộc lộ thuộc tính trên cơ sở đó khái quát, rút ra bản chất của sự vật hiện tượng, biến nó thành vật cho ta.

    Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm nhận thức, thước đo để đánh giá nhận thức. Thước đo không cố định, luôn luôn vận động, phát triển, nhưng vẫn đủ để kiểm nghiệm nhận thức và lý luận, vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Từ thực tiễn mà con người sáng tạo ra các phương pháp để cải tạo chính thực tiễn

    1.2.Lý luận:

    1.2.1.Khái niệm:

    Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh mối liên hệ bản chất những quy luật của thế giới khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Tuy nhiên điều đó không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại những hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Như vậy lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là nó có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến, rộng rãi hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...