Luận Văn mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Chúng ta đang chứng kiến một thế giới thay đổi nhanh chóng đến mức mà ngay cả những người táo bạo nhất cũng không hề nghĩ tới. Những thay đổi đó do khoa học và công nghệ đem lại tuy lớn lao nhưng không thể so sánh với những biến động dữ dội về chính trị - xã hội do sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu gây nên. Cả sự ra đời và sụp đổ đó đều liên quan đến một chủ nghĩa, một học thuyết đã chinh phục trái tim và khối óc hàng tỉ người, đó là học thuyết mang tên chính người đã khai sinh ra nó, là chủ nghĩa Mác.
    Là những nhà biện chứng vĩ đại, Mác, Ăngghen cũng như Lênin không bao giờ coi tư tưởng của mình, là một hệ thống khép kín, là thứ “nói một lần cho xong tất cả”. ngược lại các ông bao giờ cũng dành cho những phát biểu của mình một sự gợi mở rộng rải, dành cho hậu thế phát triển một cách sáng tạo, năng động. Như Lênin đã nói “chúng ta không thể coi lý luận của Mác như là một cái gì đó đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người XHCN phải phát triển hơn nữa về mọi mặt nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”.[11.297]
    Hơn 150 năm từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, lịch sử loài người đã có nhiều biến đổi lớn lao so với thời Mác. Do vậy cùng với thực tiễn phát triển của lịch sử, của khoa học cần phải có những tổng kết mới trong tri thức xã hội, trong khoa học tự nhiên và trong thực tiễn đấu tranh cách mạng để phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn mới.
    Trước những biến động ở các nước XHCN, các học giả tư sản đã đỗ tất cả mọi “tội lỗi“ cho Mác và cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết”, phải thay thế một chủ nghĩa phi mácxít. Chúng đã tìm mọi cách để bác bỏ xuyên tạc, phủ nhận nhiều luận điểm của chủ nghĩa Mác, một trong những trọng điểm lý luận của Mác bị công kích nhiều phía đó là học thuyết Mác về hình thái kinh tế- xã hội. Trong bối cảnh như vậy, việc nhận thức đúng, bảo vệ, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội đang trở thành một nhiệm vụ chính trị cấp bách cho những nhà mácxít. Một trong những vấn đề lý luận quan trọng cần được bảo vệ và phát triển là quy luật về sự phù hợp với quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Trong di sản lý luận Mác - Lênin, quy luật này có một vị thế đặc biệt, được coi như là cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử, và được đưa ra để lý giải toàn bộ sự phát triển của lịch sử loài người.
    Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nước ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Việc nhận thức đúng sâu sắc mối quan hệ giữa các yếu tố của hình thái kinh tế - xã hội, mà nhất là mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, để có bước đi và cách làm phù hợp nhằm xây dựng phương thức sản xuất XHCN, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tình hình mới của cách mạng Việt Nam.
    Vì thế, việc nhận thức đầy đủ quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn. Đó chính là lý do mà tác giả luận văn chọn nghiên cứu đề tài này.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Từ trước đến nay, việc nghiên cứu xoay quanh vấn đề này đạt được những kết quả đa dạng và không kém phần sâu sắc. Dựa trên thế giới quan triết học Mác, theo quan điểm của Đảng ta đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu thu được nhiều thành công, kết quả đáng kể. Đáng chú ý là các tác giả và các tài liệu sau:
    “Góp vào vấn đề phát triển lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay” Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1990.
    “Suy nghĩ về vấn đề lực lượng sản xuất” Lê Lý An, Tạp chí Triết học, số 3, 1989.
    “Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Tiến sĩ Hồ Anh Dũng Nxb Khoa học xã hội 2002.
    “Đổi mới kinh tế - xã hội: thành tựu vấn đề và giải pháp”- Viện khoa học xã hội Việt Nam; Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
    “Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Nguyễn Duy Quý, Nxb Chính trị Quốc gia.( .)
    Những công trình của các tác giả trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của triết học Mác-Lênin vào quá trình xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Kế thừa và phát huy nội dung những tài liệu đã có, luận văn sẽ đi sâu một số luận điểm của vấn đề phù hợp với nội dung cũng như kết cấu theo định hướng nghiên cứu đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...