Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương chi tiết

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    B. NỘI DUNG
    I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN

    1. Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
    1.1. Khái niệm chính sách kinh tế, chính sách xã hội, thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    1.2. Các chỉ tiêu phản ánh.
    1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và PLXH .
    2. Một vài sự lựa chọn giữa chính sách kinh tế tăng trưởngg với việc giải quyết chính sách xã hội trong quá trình phát triển kinh tế
    của các nước.
    2.1. Quan điểm tăng trưởng trước , bình đẳng sau.
    2.2. Quan điểm ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng .
    2.3. Quan điểm chính sách kinh tế tăng trưởng đi liền với công bằng xã hội (Thực hiện chính sách xã hội).
    3. Kinh nghiệm rút ra từ một số nước.
    3.1. Chính sách kinh tế hướng tới sự tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối công bằng, nâng cao mức sống cho mọi tầng lớp dân cư đặc biệt là người nghèo nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
    3.2. Chú trọng phát triển nông nghiệp và đảm bảo chính sách xã hội cho người dân.
    3.3. Coi giáo dục là nền tảng .
    4.Quan điểm của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với việc thực hiện các chính sách xã hội
    II.THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM.
    1. Đánh giá thực trạng.
    1.1. Thực trạng chính sách kinh tế.
    1.2. Thực trạng thực hiện các chính sách xã hội.
    2. Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và phúc lợi xã hội ở nước ta.
    2.1. Những thành tựu đạt được .
    2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
    III.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỨA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NHẰM KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT , PLXH Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ.
    1. Phương hướng và mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam trong kế hoạch 2006-2010.
    1.1. Các mục tiêu chính sách kinh tế.
    1.2. Các mục tiêu chính sách xã hội .
    2. Các giải pháp thực hiện
    2.1. Phương hướng để giải quyết tốt mối quan hệ .
    2.2. Các giải pháp chủ yếu.
    C. KẾT LUẬN .
    D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





    A. Đặt vấn đề

    Kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nền kinh tế thế giới có những bước tiến vượt bậc. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, nó thôi thúc mọi quốc gia, mọi khu vực tham gia vào cuộc tranh đua quyết liệt vì sự phát triển. Trong cuộc đua ấy, sự tụt hậu về kinh tế sẽ đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo phát triển. Tuy nhiên không phải quỗc gia nào cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia vào cuộc đua này, một số ít quốc gia sẽ nhanh chóng vươn lên trở thành giàu có và kéo theo một bộ phận dân cư cũng trở thành giàu có bỏ lại một số quốc gia tụt hậu đằng sau với đại bộ phận dân cư phải sống trong nghèo khổ. Thực tế chứng minh , theo thống kê Việt Nam năm 1996, hơn 30 năm qua, nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng rất cao, GNP/người tăng 3 lần, GNP toàn thế giới tăng 6 lần từ 4000 tỷ(năm 1960) lên 23000 tỷ (năm 1994). Tuy nhiên hố ngăn cách giàu nghèo cũng có xu hướng gia tăng. Khoảng ba phần tư dân số của các nước kém phát triển có mức thu nhập âm. Chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước thế giới thứ ba về thu nhập tăng hơn 3 lần. Thu nhập của 20% dân số nghèo nhất thế giới chiếm 1,4% tổng thu nhập toàn thế giới còn 20% người giàu nhất lại chiếm tới 85% thu nhập thế giới quả là một sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên vấn đề xã hội không chỉ nổi lên ở các nước kém phát triển, đang phát triển mà các nước có nền kinh tế phát triển, vấn đề xã hội cũng rất nan giải, đó là nạn thất nghiệp, thất học,tệ nạn xã hội, sự bần cùng hoá, khoảng cách giầu nghèo, các mâu thuẫn xã hội nổi lên khó kiểm soát. Đó chính là sự không hài hoà hay sự mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
    Trong vài thập kỷ gần đây, các quốc gia nhận thấy vấn đề thực hiện chính sách kinh tế để tăng trưởng kinh tế phải gắn với sự tiến bộ và công bằng xã hội (thực hiện chính sách xã hội). Vấn đề đặt ra mang tính chất toàn cầu bởi vấn đề này không chỉ cần thiết đối với các nước nghèo mà còn đối với tất cả những nước phát triển. Đặc biệt đối với nước ta, giải quyết bài toán phát triển kinh tế với bài toán chính sách xã hội rất cần thiết, tất yếu phải giải quyết trong sự nghiệp cải cách, đổi mới kinh tế, xoá bỏ sức ỳ và sự trì trệ xã hội, mâu thuẫn và hạn chế chính sách xã hội do những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Chính vì lý do trên em chọn đề tài tiểu luận: “Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta hiện nay”. Do khả năng còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy giáo giúp đỡ để bài viết này của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !
     
Đang tải...