Tiểu Luận Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước t

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ​ Đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”.​
    Đề cương chi tiết:
    A. Đặt vấn đề:
    B. Nội dung:
    1. Cơ sở lý luận mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội.
    Chính sách kinh tế và cơ sở hạ tầng
    Chính sách xã hội và kiến trúc thượng tầng
    Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
    - Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
    - Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
    2. Cơ sở thực tiễn về mỗi quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
    2.1 Thực trạng chính sách kinh tế và chính sách xã hội Việt Nam hiện nay
    2.2 Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong các thời kỳ đổi mới
    3. Giải pháp
    C.Kết luận
    D. Danh mục tài liệu tham khảo












    A. ĐẶT VẤN ĐỀ​ Đại hội IX của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại .". Để thực hiện mục tiêu trên, việc đổi mới, cải cách chính sách kinh tế, chính sách xã hội một cách đồng bộ, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn là hết sức cần thiết. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế và chính sách xã hội sẽ tạo điều kiện phát huy nội lực, gắn kết toàn dân, tạo động lực và nguồn sức mạnh để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả và bền vững.
    Chính sách xã hội không thể thoát ly khỏi chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô. Song đi vào những chính sách xã hội cụ thể lại thường phát sinh những mâu thuẫn, đặc biệt là trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành cơ chế thị trường ở nước ta, và việc nước ta gia nhập tổ chức quốc tế WTO ngày 07/11/2006 vừa qua.
    Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định cho được điểm tới hạn, ở đó sự kết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là tối ưu nhất, có tác động tích cực thúc đây sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ mỗi quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tế và chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đây cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận triết học.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu những mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để phát huy trong công cuộc đổi mới hiên nay. Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Việt Nam để đánh giá tìm ra những hướng để vận dụng nó nó.
    Kết cấu của tiểu luận bao gồm:
    A. Đặt vấn đề:
    B. Nội dung:
    C.Kết luận
    C. Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...