Tiểu Luận Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Mười năm nỗ lực phấn đấu, nhất là 5 năm qua, nhân dân ta đã tạo nên những đổi mới kinh tế quan trọng. Trong khi nhịp độ tăng trưởng nhanh và vượt mức kế hoạch thì cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Và một trong những nguyên nhân để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế là nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
    Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chính là để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Không thể có các thành tựu kinh tế như vừa qua nếu không thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Vì thế phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp của bên ngoài là chiến lược đúng đắn.
    Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề này đã thôi thúc em chọn đề tài "Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế ". Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo đã giúp em hiểu sâu sắc đề tài và hoàn thành bài viết này.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Phần I 2
    CƠ SỞ KHÁCH QUAN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC. 2
    THÀNH PHẦN KINH T 2
    II. TÍNH TẤT YẾU CỦA NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN 3
    III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ 5
    1. Mặt thống nhất 5
    2. Mặt mâu thuẫn: 7
    Phần II 12
    THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ 12
    I. THỰC TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI GIAN QUA: 12
    1. Kinh tế quốc doanh: 12
    2. Kinh tế tập thể: 13
    3. Kinh tế tư bản Nhà nước. 14
    4. Thành phần kinh tế tư nhân: 15
    5. Kinh tế cá thể tiểu chủ: 16
    II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG: 16
    KẾT LUẬN 18
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...