Tiểu Luận Mối liên hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG BẢN ĐỊA VIỆT NAM VÀ
    ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM


    Lời mở đầu


    Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới.


    Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại cực hưng thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Như thời Nhà Đinh, Lê, Lý Trần v.v . Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền đã được truyền thừa chưa từng gián đoạn, trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam. Mối liên hệ này được thể hiện qua các đặc tính sau:


    Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.


    Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ Thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây- Mưa- Sấm- Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật Hóa", Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuông mặt đầy lòng từ mẫn v.v . Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa tiền Phật, hậu thần hay tiền Phật, hậu Mẫu. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc . vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Điều này đã giải thích tại sao Phật giáo đã hưng thịnh cùng đất nước.


    Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Phật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, . đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.


    Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, Bồ Tát, La Hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.


    c. Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác


    Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyên (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và Tam giáo đồng quy (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.


    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Mối liên hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Tính tổng hợp[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Tính hài hòa âm dương[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Tính linh hoạt[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hoá người Việt[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa giữa các tông phái Phật Giáo[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Ảnh hưởng Phật Giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức Việt Nam[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Phật Giáo không những ảnh hưởng trong đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng qua góc độ nhân văn và xã hội[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. Kết luận[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...