Tiểu Luận Mối liên hệ giữa dân số và môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 2
    I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ . 3
    1.1. Dân số và sự gia tăng dân số . 3
    1.1.1. Gia tăng tự nhiên . 3
    1.1.2. Gia tăng cơ học 4
    1.1.3. Gia tăng dân số 5
    1.2. Gia tăng dân số trên thế giới và Việt Nam 5
    1.2.1. Gia tăng dân số thế giới 5
    1.2.2. Gia tăng dân số của Việt Nam . 5
    II. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ LÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG . 6
    2.1. Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường 6
    2.1.1. Công thức chung 6
    2.1.2. Tóm tắt các ảnh hưởng 8
    2.1.2.1 Dân số lên tài nguyên . 8
    2.1.2.2 Dân số lên ô nhiễm . 8
    2.1.2.3 Tài nguyên lên dân số . 8
    2.1.2.4 Tài nguyên lên ô nhiễm 8
    2.1.2.5 Ô nhiễm lên dân số . 8
    2.1.2.6 Ô nhiễm lên tài nguyên 8
    2.2. Các tác động cụ thể 9
    2.2.1. Cạn kiệt tài nguyên . 9
    2.2.1.1. Cạn kiệt tài nguyên đất 11
    2.2.1.2. Cạn kiệt tài nguyên nước 12
    2.2.1.3. Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 14
    2.2.2. Ô nhiễm môi trường 16
    2.2.2.1. Ô nhiễm không khí . 18
    2.2.2.2. Ô nhiễm nước 19
    2.2.2.3. Ô nhiễm đất . 21
    2.3. Chất lượng cuộc sống giảm . 24
    III. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 25
    3.1. Tổng quan về phát triển bền vững 25
    3.2. Mối quan hệ giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững 26
    3.3. Dân số, môi trường và phát triển bền vững ở nước ta 27
    KEÁT LUAÄN . 28
    TAØI LIEÄU THAM KHAÛO . 29

    LỜI MỞ ĐẦU

    Dân số, môi trường và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Đã đến lúc phải thay đổi lối tư duy, nhận thức về thế giới. Làm cách nào để ngăn ngừa những hiểm hoạ do chính con người gây nên? Phát triển như thế nào để "thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng các thế hệ tương lai"? Giữ gìn tài nguyên và môi trường trong sạch cho muôn đời sau? Trong giới hạn bài tiểu luận này, chúng em đã tìm hiểu và xin trình bày nội dung bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững. Nội dung vấn đề thì lớn nhưng khuôn khổ kiến thức tập tiểu luận này chỉ có hạn nên khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế nên chúng em mong được đóng góp ý kiến từ phía Thầy và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!


    I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ

    1.1. Dân số và sự gia tăng dân số
    Dân số học là khoa học về dân số, nghiên cứu các chỉ tiêu dân số và các điều kiện môi trường ảnh hưởng lên chúng. Hiện nay người ta quan tâm đặc biệt tới dân số học loài người, vì sự gia tăng quá nhanh dẫn tới sự bùng nổ dân số như hiện nay. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỉ lệ gia tăng dân số thường được biểu diễn bằng phần trăm (%).
    1.1.1. Gia tăng tự nhiên
    Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hoặc giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.
    a) Tỉ suất sinh thô
    Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰). Đây là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.

    Trong đó: S: tỉ suất sinh thô
    s: số trẻ em sinh ra trong năm
    D[SUB]tb[/SUB]: dân số trung bình
    Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước.
    b) Tỉ suất tử thô
    Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰).

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Trong đó: T: tỉ suất tử thô
    t: tổng số người chết trong năm
    D[SUB]tb[/SUB]: dân số trung bình
    Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng nước nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các tiến bộ về mặt y tế và khoa học – kỹ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhờ các điều kiện sống, mức sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Các nguyên nhân dẫn tới tỉ suất tử thô cao chủ yếu là kinh tế - xã hội (chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật ) và thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...