Luận Văn Mối liên hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán - kết quả thực nghiệm ở thị trư

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    o Lý do chọn đề tài
    Trong nghiên cứu 4/2010 của Lukas Mankhoff, tác giả cho thấy rằng 100% nhà đầu
    tư và chuyên gia quản lý quỹ cho biết phân tích cơ bản chiếm tỷ trọng hơn 60% trong
    các quyết định của họ, bên cạnh phân tích kỹ thuật (khoảng 30%) và phân tích dòng
    tiền (dưới 10%), khi xem xét dài hạn thì tỷ trọng này thậm chí còn lớn hơn nhiều. Có
    được chỗ đứng như vậy là do phân tích cơ bản mang trong nó ý nghĩa kinh tế cao và đã
    được kiểm định trong thực tế. Trên thế giới và Việt Nam, phân tích cơ bản vĩ mô đóng
    vai trò quyết định; do đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến vĩ mô đến thị trường
    chứng khoán để đưa ra các giải pháp ứng phó là một vấn đề thiết thực và hữu ích.
    o Mục tiêu nghiên cứu
    Trong một công ty chứng khoán, phòng ban phân tích là phòng chức năng xương
    sống của hoạt động doanh nghiệp. Hoạt động phân tích tốt sẽ giúp công ty tăng thêm
    uy tín, chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư qua đó giúp cải thiện doanh thu cũng
    như lợi nhuận, ngoài ra, nó còn giúp công ty chủ động hơn trước các tình huống và
    phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Bài nghiên cứu đưa ra số liệu kiểm nghiệm trong thực tế về
    % tác động của mỗi biến số lên thị trường chứng khoán để giúp hoàn thiện hơn nữa
    công việc phân tích.
    o Phương pháp nghiên cứu
     Thu thập, lọc số liệu với Excel và Eviews.
     Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, chọn mẫu.
     Mô hình OLS, GARCH, EGARCH.
    o Nội dung nghiên cứu
    Trong kinh tế học cũng thế, các mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế từ lâu là một
    tâm điểm thu hút nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu, lý giải nó, ở đây ta đang nói đến
    mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô như sản lượng công nghiệp, cung tiền, lạm phát,
    giá vàng, tỷ giá, lên giá chứng khoán cũng như mối quan hệ giữa các chỉ số chứng
    khoán với nhau. Ở thị trường VIệt Nam, việc thay đổi trong các chính sách cũng như
    các biến số vĩ mô thường xảy ra khá đột ngột nên thường có tác động khá mạnh (tích
    cực và tiêu cực) lên tâm lý của của các nhà đầu tư. Bằng việc kiểm định trong thực tế
    qua các mô hình kinh tế lượng giúp cho ta có cái nhìn tổng quát hơn về rủi ro và biến
    động của VN-Index để lập ra các dự báo cũng như phòng ngừa cho những hoạt động
    đầu tư. Bài nghiên cứu dựa trên các kiểm định thực tế với các số liệu có độ tin cậy cao,
    qua việc sử dụng các mô hình OLS, GARCH, . đã đưa ra cái nhìn khách quan và
    tông quát về tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam.
    o Đóng góp của đề tài
    Thông qua kiểm định trong thực tế, đưa ra được con số tương đối chính xác về sự tác
    động qua lại giữa các biến kinh tế và hành vi lên thị trườg chứng khoán, giúp đưa ra cái
    nhìn chung đầu tiên khi có những thay đổi trong chính sách vĩ mô như tỷ giá, lãi suất,
    lạm phát.v.v , các vấn đề xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam.
    o Hướng phát triển của đề tài
    Các kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán
    Việt Nam hầu như không chịu ảnh hưởng bởi các biến số vĩ mô – những thông tin cơ
    bản của nền kinh tế. Điều này đến từ nhiều phía mà chủ yếu là do thị trường Việt Nam
    là không hiệu quả dẫn đến việc hấp thụ thông tin không tốt cũng như những hạn chế về
    mặt bản chất trong các chính sách của Việt Nam. Để mở rộng hơn bài nghiên cứu này
    nên cần tìm hiểu thêm các mô hình khác giúp giải thích tỷ suất sinh lợi thị trường tốt
    hơn như mô hình Fama-French, mô hình ba nhân tố mới của Lu Zhang hay các nghiên
    cứu về tâm lý bầy đàn và đo lường mức độ bầy đàn của VN-Index.

    MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ THỊ
    TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Ở THỊ
    TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    1. TỔNG QUAN 1
    1.1 Các sự kiện điển hình về mối tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô
    và thị trường chứng khoán 1
    1.2 Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và TTCK . 4

    2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 6
    2.1 Tác động của các biến kinh tế thực lên TTCK 6
    2.1.1 Ảnh hưởng của thông tin về sản lượng công nghiệp lên TTCK . 6
    2.1.2 Thay đổi trong cán cân thương mại và tác động lên TTCK . 7
    2.2 Ảnh hưởng của những nhân tố tiền tệ lên TTCK 8
    2.2.1 Cung tiền . 8
    2.2.2 Lạm phát . 10
    2.2.3 Lãi suất . 11
    2.3 Mối quan hệ giữa các nhân tố thị trường khác TTCK . 13
    2.3.1 Tỷ giá 13
    2.3.2 Giá dầu . 16
    2.3.3 Giá vàng . 17
    2.3.4 Mối tương tác qua lại giữa các TTCK với nhau . 19
    3. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN VĨ MÔ Ở VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH HỒI
    QUY OLS 21
    3.1 Chuỗi số liệu .21
    3.2 Cách thức chọn biến . 22
    3.3 Các tiền phân tích – kiểm định . 23
    3.3.1 Phân tích phân phối của VN-Index 23
    3.3.2 Kiểm định tính dừng ( kiểm định nghiệm đơn vị – ADF ) . 24
    3.3.3 Kiểm định đồng liên kết (cointegrated test ) 26
    3.3.4 Bảng kỳ vọng về dấu . 27
    3.4 Phân tích mối quan hệ bằng mô hình đơn biến . 28
    3.4.1 Sản lượng công nghiệp và ảnh hưởng lên TTCK VN 28
    3.4.2 Cán cân XNK và ảnh hưởng đến TTCK VN . 29
    3.4.3 Tác động của lạm phát lên VN-Index 31
    3.4.4 Mối quan hệ giữa cung tiền và TTCK VN . 34
    3.4.5 Lãi suất trái phiếu chính phủ và tác động của nó lên TTCK VN 35
    3.4.6 Ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến TTCK VN 37
    3.4.7 Vàng và mối quan hệ đến TTCK VN 39
    3.4.8 VN-Index và thay đổi trong tỷ giá . 41
    3.4.9 Chỉ số DowJones và chỉ số VN-Index . 43
    4. Phân tích tỷ suất sinh lợi VN-Index bằng mô hình đa biến 45
    4.1 Ma trận hệ số tương quan . 45
    4.2 Mô hình đa biến . 46

    5. PHÂN TÍCH TỈ SUẤT SINH LỢI CỦA VNI BẰNG HỌ MÔ HÌNH
    ARCH, GARCH . 49
    5.1 Các đặc điểm thực nghiệm của tỷ suất sinh lợi . 49
    5.2 Mô hình ARCH – Engle ( 1982) 50
    5.3 Mô hình GARCH – Bollerslev (1986) 51
    5.4 Một số mô hình trong họ mô hình GARCH 51
    5.5 Bằng chứng thực nghiệm của mô hình GARCH . 55
    5.6 Phân tích tỉ suất sinh lợi của VNI qua các mô hình GARCH 57
    5.6.1 Phân phối của TSSL VN-Index . 57
    5.6.2 Kiểm định TSSL thị trường với các mô hình GARCH 59

    6. KẾT LUẬN 65
    6.1 Tóm tắt các kết quả 65
    6.2 Phân tích các vấn đề của TTCK Việt Nam . 66
    6.3 Các kiến nghị . 68


    Lời mở đầu

    Trong nghiên cứu 4/2010 của Lukas Mankhoff, tác giả cho thấy rằng 100% nhà đầu
    tư và chuyên gia quản lý quỹ cho biết phân tích cơ bản chiếm tỷ trọng hơn 60% trong
    các quyết định của họ, bên cạnh phân tích kỹ thuật (khoảng 30%) và phân tích dòng
    tiền (dưới 10%), khi xem xét dài hạn thì tỷ trọng này thậm chí còn lớn hơn nhiều. Sở dĩ
    có được chỗ đứng như vậy là do phân tích cơ bản mang trong mình ý nghĩa kinh tế cao
    và đã được kiểm tra đúng đắn trong thực tế. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phân
    tích cơ bản vĩ mô đóng vai trò quyết định; do đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến
    vĩ mô đến thị trường chứng khoán để đưa ra các giải pháp ứng phó là một vấn đề thiết
    thực và hữu ích.
    Ở thị trường VIệt Nam, việc thay đổi trong các chính sách cũng như các biến số vĩ
    mô thường xảy ra khá đột ngột nên thường có tác động khá mạnh ( cả tích cực và tiêu
    cực ) lên tâm lý của của các nhà đầu tư. Bằng việc kiểm định trong thực tế qua các mô
    hình kinh tế lượng giúp cho ta có cái nhìn tổng quát hơn về rủi ro và biến động của
    VN-Index để lập ra các dự báo cũng như phòng ngừa cho những hoạt động đầu tư trên
    thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...