Tiểu Luận Mối liên hệ gắn kết giữa Nhà, làng và nước trong đời sống văn hóa Việt Nam?

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nền văn hóa Việt Nam được hình thành qua nhiều thời đại và chịu nhiều thử thách của không gian và thời gian mà vẫn khẳng định tính bền vững của bản sắc văn hóa riêng. Có được bản lĩnh và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc để có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chúng ta không thể không nói đến vai trò quan trọng của làng xã, của gia đình. Nhà- Làng- Nước là ba thực thể xã hội với ba cấp độ khác nhau về không gian kinh tế- xã hội nhưng lại có mối liên quan, liên kết chặt chẽ. Sự thống nhất giữa Nhà- Làng- Nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại. Ở Việt Nam, mối quan hệ Nhà- Làng- Nước là mối quan hệ hữu cơ, máu thịt. Có làng mới có nước. Nước hình thành trên cơ sở làng. Mọi người đều gắn bó với làng, với nước. Xây dựng bảo vệ làng là xây dựng bảo vệ nước. Chúng ta có thể thấy thể liên kết cộng đồng Việt Nam chủ yếu theo ba cấp cộng đồng theo trục dọc: Nhà - Làng - Nước. Nhà = Gia đình là tế bào của xã hội. Làng là cộng đồng kết hợp quan hệ láng giềng (xóm làng) với quan hệ huyết thống (họ), mang tính tự quản cao. Nước là quốc gia dân tộc. Chúng ta sẽ xét mối liên kết này trên các bình diện : kinh tế, văn hoá, xã hội.
    Mối liên kết về kinh tế. Gia đình Việt Nam truyền thống chủ yếu lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước làm nghề nghiệp chính. Do yêu cầu cần phải hợp tác nên đã dẫn đến sự hình thành làng xã và ở mức độ cao hơn là sự hình thành nhà nước. Thực tế lịch sử cho thấy khi kinh tế hộ gia đình phát triển, ổn định thì kinh tế làng xã hay kinh tế đất nước phát triển, ngược lại khi kinh tế hộ gia đình kém phát triển hay suy yếu thì kinh tế đất nước cũng gặp nhiều khó khăn. Mối liên hệ giữa gia đình tiểu nông với làng xã, nhà nước là mối liên kết biện chứng có tác động qua lại với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Sức mạnh kinh tế của gia đình sẽ tạo nên sức mạnh kinh tế của làng xã, và sức mạnh kinh tế làng xã lại tạo nên sức mạnh kinh tế của cả nước. Tóm lại chính yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên cơ sở hộ gia đình là nguyên nhân quan trọng, chính yếu tạo nên mối liên kết Nhà- Làng- Nước về mặt kinh tế. Kinh tế tiểu nông là nguyên nhân giải thích tại sao kinh tế đất nước ta mặc dầu trải qua nhiều khó khăn do giặc ngoại xâm, thiên tai phá hoại nhưng nền kinh tế nước ta vẫn không bị phá hoại, khắc phục có hiệu quả những trở ngại, khó khăn để phục hồi và tiếp tục phát triển. Nói cách khác nếu không nhờ kinh tế tiểu nông và tái sản xuất nhỏ thì kinh tế Việt Nam không thể tồn tại và phát triền sau những biến động và thăng trầm của lịch sử dân tộc.
    Mối liên hệ về mặt văn hóa - xã hội:
    - Về xã hội: Nhiều gia đình họp lại thành một làng và nhiều làng hợp lại thành nhà nước. Làng Việt Nam mang tính tự quản cao hay nói cách khác đó là tính tự trị, tính tự trị đặc thù của mình thông qua việc lập hương ước, thành ngữ "phép vua thua lệ làng" thường được dùng để nói về làng Việt có sự độc lập với chính quyền Trung ương, Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn. Tính tôn ti trong trật tự của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng, trọng nam khinh nữ và đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Hương ước của làng xã chính là hệ thống giá trị, chuẩn mực của làng xã, nó quy định cung cách ứng xử, lối sống của cá nhân trong làng, tạo nên sự đồng nhất, mà trước hết là trong dòng họ. Với hương ước sự cố kết trong cộng làng xã tăng lên nhưng có thể làm giảm tính liên kết giữa làng xã và nhà nước.
    - Nói làng mang tính tự trị không có nghĩa là làng hoàn toàn độc lập với nhà nước. Thực ra giữa làng xã và nhà nước truyền thống có mối liên kết vô cùng chặt chẽ, chính mối liên kết này là nhân tố dẫn đến sự hình thành nhà nước Việt Nam trong lịch sử. Nhà nước Việt Nam trong thời phong kiến có thể gọi là hình thức siêu làng. Hương ước tạo nên tính tự trị của làng xã. Nhưng mặt khác chính nội dung hương ước cũng có các điều khoản quy định nghĩa vụ của làng xã với nhà nước. Như vậy từ lệ làng ý thức cộng đồng làng xã đã phát triển thành ý thức quốc gia dân tộc. Đối với con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện đại, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội hết sức khăng khít trong một hệ thống bền chặt Nhà - Làng - Nước. Điều này được biểu hiện rất rõ ở tính cộng đồng: " Bầu ơi! Thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
    - Về văn hóa: Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là lịch sử của tình đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo luôn "chung lưng đấu cật", đoàn kết yêu thương, mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ . trong một cộng đồng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Chính nó là lời đáp cho câu hỏi: Tại sao trải qua 1082 năm đô hộ chế độ phong kiến phương Bắc, không tài nào đồng hóa một con người Việt Nam? Tại sao đứng trước một sức mạnh bạo cường của những tên thực dân, đế quốc dân tộc ta vẫn trường tồn và phát triển? Chính lịch sử đã hun đúc nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam làm cho nó trở thành bền vững, sống mãi. Với nền văn hóa lâu đời của cộng đồng, là chủ nghĩa anh hùng, là tinh thần bất khuất trong đấu tranh về sự sống còn của dân tộc. Làng là sự tràn ra của nhà, là sự tràn ra của thế ứng xử từ trong gia đình con chị đi, con dì lớn . giữa người làng với nhau. Nước là hình ảnh phóng to cả làng. Và người đứng đầu cả nước cũng coi là gia trưởng, là cha mẹ . Nếu gia đình người Việt cổ truyền được tổ chức tốt nhất để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sự thiết lập mối quan hệ bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần giữa hai hằng số văn hóa nông nghiệp định cư - định canh. Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên tín ngưỡng thờ các vua Hùng - tổ tiên lớn nhất của dân tộc. Chính việc thờ các vua Hùng đã thắt chặt thêm mối liên kết Nhà -Làng- Nước trong lịch sử dân tộc. Thật hiếm có dân tộc nào lại có ngày giỗ tổ chung cho cả nước như người Việt Nam.Do điều kiện khách quan của sự phát triển nông nghiệp lúa nước gắn liền với nhu cầu thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ chống ngoại xâm, sự liên kết cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của quốc gia dân tộc. Do vậy sau khi hình thành, Nhà nước phát triển theo xu hướng chủ yếu là quốc gia quân chủ tập quyền, thống nhất. Việt Nam coi trọng "trung hiếu" nhưng gắn với với "nước", "dân", đồng thời nêu cao "nhân nghĩa".
    Khi quyền lợi của làng xã và nhà nước thống nhất với nhau thì ý thức cộng động làng sẽ dẫn đến ý thức dân tộc. Điều này thể hiện rõ nét nhất khi đất nước gặp nạn ngoại xâm. Khi đó sự sinh tồn của làng xã và nhà nước được đặt ra một cách khẩn cấp thì ý thức cộng đồng làng và ý thức cộng đồng dân tộc hòa lại làm một.

    Câu 1: Mối quan hệ giữa văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến[TABLE="width: 679"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] Văn minh
    [/TD]
    [TD]Văn vật
    [/TD]
    [TD]Văn hiến
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quan hệ[/TD]
    [TD] Là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại
    [/TD]
    [TD] Là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử
    [/TD]
    [TD] Văn hiến (hiến = hiền tài) – Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...